Cách đo áp suất trong nhà máy?
Bên cạnh nhiệt độ, áp suất luôn được giám sát chặt chẽ trong nhà máy. Bởi vì bạn biết đó, chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc giám sát sẽ có thể ảnh hưởng cả một quy trình sản xuất. Việc quá áp đối với những khu vực có áp suất cao như lò hơi; máy nén khí có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà máy.
Đó là lý do mà ta cần phải đo và giám sát tín hiệu áp suất thường xuyên.
Và với mục đích đo và giám sát áp suất, ta thường sử dụng một trong các cách sau:
- Sử dụng đồng hồ đo áp suất trong trường hợp cần giám sát tại chỗ.
- Dùng cảm biến áp suất để đo, tín hiệu ngõ ra đưa về PLC hoặc biến tần để điều khiển.
- Sử dụng loại đồng hồ áp suất ba kim (đồng hồ áp suất tiếp điểm điện).
- Một cách khác là ta sẽ dùng công tắc áp suất để mở/đóng bơm.
Tùy theo mục đích của việ c đo áp suất mà ta sẽ dùng từng loại thiết bị tương ứng.
Dĩ nhiên là từng phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.
Nào! Cùng mình tìm hiểu thôi.
Nội dung bài viết:
Các cách đo áp suất trong nhà máy:
Tùy theo mục đích đo và tín hiệu ngõ ra mà ta sẽ sử dụng những cách đo áp suất khác nhau. Trong bài viết này mình xin chia sẻ 4 phương pháp cơ bản và thường dùng nhất trong nhà máy. Nếu còn phương pháp nào tốt hơn thì bạn có thể đóng góp bằng cách comment bên dưới giúp mình nha.
Đồng hồ đo áp suất:
Đây là phương pháp cơ bản và đơn giản nhất để đo và giám sát áp suất.
Xét về hình dạng bên ngoài, loại thiết bị này có hình dạng như mộ t đồng hồ thông thường sử dụng trong gia đình với các vạch chia. Thông thường các loại đồng hồ đo áp suất hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý ống bourdon. Ống bourdon là một ống nhỏ nằm phía bên trong đồng hồ, có khả năng co giãn khi có áp suất đi vào.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp suất:
Khi áp suất đi vào đồng hồ áp suất thông qua phần chân ren sẽ đi vào ống bourdon (bourdon tube). Ống bourdon khi có áp suất đi vào thì sẽ giãn ra. Ống bourdon giãn ra sẽ truyền động đến phần bánh răng (Geared sector and pinion). Phần bánh răng này sẽ làm di chuyển kim đồng hồ (pointer) và cho ra mức độ áp suất hiện tại.Sử dụng đồng hồ áp suất dường như là một phương pháp cơ bản khi cần đo áp suất. Cách đo này sẽ được dùng để theo dõi trực tiếp áp suất tại chỗ và không cần tín hiệu output ra để điều khiển. Vì thế khi bị quá áp, ta chỉ có cách là điều khiển bơm…bằng tay.
Ưu – nhược điểm của đồng hồ áp suất:
Với ưu điểm của cách đo này là đơn giản, dễ lắp đặt, nhiều dải đo để lựa chọn, phù hợp với đa số các ứng dụng đo áp suất: đo áp suất nước, đo áp suất khí, đo áp suất chân không….
Tuy nhiên đồng hồ đo áp suất có nhược điểm là sai số khá cao. Với loại đồng hồ áp suất thông thường thì độ sai số sẽ là 1%. Đối với những dải đo lớn thì độ sai số này là không đáng kể. Tuy nhiên, đối với các dải đo nhỏ thì sai số này là khá cao.
Đồng hồ áp suất có mấy loại?
Trả lời: có rất nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau: đồng hồ đo áp suất Inox thông thường, đồng hồ áp suất điện tử, đồng hồ áp suất màng, đồng hồ áp suất tiếp điểm điện…..
Tùy theo từng môi trường sử dụng mà chúng ta sẽ chọn loại tương ứng. Bạn có thể liên hệ với mình để được tư vấn thêm về các loại đồng hồ này nha.
Hỏi: Giá của đồng hồ áp suất?
Trả lời: Theo như trên thị trường hiện nay thì có rất rất nhiều thương hiệu sản xuất đồng hồ áp suất khác nhau. Tuy nhiên về chung lại thì có thể chia thành 2 loại: đồng hồ áp suất inox và đồng hồ áp suất inox chân đồng. Về giá thì loại đồng hồ áp suất inox sẽ nhỉnh hơn so với loại đồng hồ áp suất inox chân bằng đồng.
Nên dùng loại đồng hồ áp suất của nước nào?
Trả lời: Tùy thuộc vào khả năng kinh tế và mức độ đầu tư mà chúng ta sẽ chọn các thương hiệu đồng hồ áp suất. Nếu cần sản phẩm chất lượng, ta có thể chọn các thương hiệu: WIKA của Đức, SUKU của Đức, STIKO của Hà Lan, Georgin của Pháp… còn nếu chi phí đầu tư không nhiều, bạn có thể chọn các loại đồng hồ áp suất từ các thương hiệu Châu Á.
Cảm biến đo áp suất:
Cách đo áp suất này là sử dụng một thiết bị gọi là cảm biến áp suất. Cảm biến áp suất khi đo áp suất sẽ cho ra tín hiệu ngõ ra là 4-20mA hoặc 0-10V. Tín hiệu này sau đó sẽ được đưa về PLC hoặc biến tần để điều khiển đóng/mở bơm điều áp.
Với ưu điểm dễ lắp đặt, kích thước nhỏ gọn. Loại cảm biến áp suất SR1 của hãng Georgin-Pháp đang được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền sản xuất của các công ty lớn: Coca-Cola, Vinamilk, Sabeco….
Ưu – nhược điểm của cảm biến áp suất:
Cấu tạo toàn thân cảm biến làm bằng Inox nên có độ bền cao. Màng cảm biến áp suất bên trong được làm bằng sứ nên có độ nhạy và độ bền cao. Bên cạnh đó, cảm biến còn có khả năng chịu được quá áp cao, lên đến 200% nên rất an toàn khi sử dụng.
Tuy nhiên, về giá thành thì loại cảm biến áp suất sẽ có giá cao hơn khá nhiều so với đồng hồ áp suất. Và khi sử dụng cảm biến áp suất, nếu ta cần hiển thị tín hiệu thì cần phải đầu tư thêm bộ hiển thị tín hiệu hoặc lập trình để đọc trên PLC.
Vậy thì, cảm biến áp suất được dùng khi nào?
Trả lời: khi bạn cần tín hiệu 4-20mA để điều khiển bơm điều áp hoặc là trong trường hợp bạn cần tín hiệu áp suất được chuyển thành 4-20mA để đưa về PLC lập trình, điều khiển.
Giá của cảm biến áp suất có mắc không?
Trả lời: điều này còn tùy theo thương hiệu và chất lượng của cảm biến áp suất. Về các thương hiệu từ Châu Âu/G7 như: Keller của Thụy Sĩ, Wika của Đức, Georgin của Pháp….và còn các thương hiệu đến từ Châu Á nữa.
Và về giá của cảm biến áp suất thì hàng của Châu Âu/G7 vẫn có giá cao hơn các hãng Châu Á. Dĩ nhiên là “tiền nào của nấy” thôi bạn à, chất lượng cao thì giá thành cũng phải tương xứng.
Đồng hồ áp suất 3 kim – Đồng hồ áp suất tiếp điểm điện:
Đây được xem như là một loại thiết bị …lai giữa đồng hồ áp suất và công tắc áp suất. Về hình dạng bên ngoài, thiết bị có hình dạng như một loại đồng hồ đo áp suất thông thường. Nghĩa là vẫn có mặt đồng hồ, vẫn có kim đồng hồ…..
Tuy nhiên hơi khác một chút là đồng hồ này có đến …3 kim. Trong đó, 1 kim chính sẽ dùng để đo áp suất. Còn 2 kim còn lại thì 1 kim sẽ thể hiện mức min của áp suất và 1 kim sẽ hiển thị mức max của áp suất.
Vậy thì, đồng hồ áp suất 3 kim được dùng khi nào?
Trả lời luôn: đồng hồ áp suất 3 kim dùng khi chúng ta cần đo và giám sát áp suất tại 1 điểm. Đồng thời khi áp suất đạt đến ngưỡng (tự cài đặt) thì tự ngắt.
Cài đặt đồng hồ áp suất 3 kim có khó không?
Trả lời: việc cài đặt khá là đơn giản. Đồng hồ này có 3 kim, trong đó 1 kim chính để đo áp suất (thường có màu đen) và 2 kim phụ (thường có màu đỏ hoặc xanh). Ta chỉ cần cài đặt 1 kim phụ ở mức áp suất nhỏ nhất và 1 kim phụ ở mức áp suất cao nhất bằng nút vặn trên đồng hồ. Vậy là xong.
Điều khiển áp suất bằng công tắc áp suất:
Đây là loại thiết bị thường được dùng để điều khiển áp suất. Cũng giống như đồng hồ áp suất 3 kim, ta cũng sẽ cài đặt giá trị nhỏ nhất và lớn nhất bằng cách vặn nút (tùy theo hãng) trên công tắc.
Khi áp suất đạt đến một giá trị được cài đặt thì công tắc áp suất sẽ đóng/mở mạch điện. Việc đóng/mở này sẽ giúp bảo vệ máy nén khỏi áp suất quá cao dẫn đến quá áp.
Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ về cách đo áp suất trong nhà máy. Bạn cần thêm thông tin về chi tiết sản phẩm có thể liên hệ với mình. Ngoài ra, Công ty mình còn cung cấp các loại cảm biến nhiệt độ pt100; đồng hồ áp suất, cảm biến áp suất; cảm biến đo mức xăng dầu, bộ chuyển đổi tín hiệu analog, bộ chống nhiễu analog…
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Vũ Minh Triết
Sale Manager
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
Web: donghodoapsuat.vn và cambiendo.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN