Nước thải công nghiệp là gì? Vì sao phải xử lý nước thải công nghiệp?
Đây là vấn đề đã và đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà máy sản xuất!
Việc phát triển của ngành công nghiệp mang đến nhiều lợi ích cũng như tiềm năng phát triển cho đất nước. Nó tạo ra nhiều cơ hội hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn và nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên, sau quá trình sản xuất, vấn đề đặt ra chính là tác động của nó đối với môi trường. Trong đó, nóng nhất vẫn là vấn đề xử lý nước thải và xả thải. Vì vậy nên hiện nay, việc quản lý việc xả thải cũng như là báo cáo về việc xả thải gần như là một yêu cầu bắt buộc khi xây dựng nhà máy!

nước thải công nghiệp là gì
nước thải công nghiệp là gì

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu một vài thông tin về nước thải công nghiệp cũng như là quy trình xử lý nước thải trong nhà máy ra sao nha!!
Nào, ta cùng bắt đầu thôi.

Nước thải là gì?

Hiểu đơn giản nhất thì nước thải là phần nước được loại bỏ ra sau quá trình sử dụng. Chẳng hạn như khi ta dùng nước để rửa rau, rửa thịt, rửa cá…. khi chế biến đồ ăn. Phần nước sau đó được gọi là nước thải.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là nước thải sinh hoạt. Còn về nước thải công nghiệp thì sẽ được định nghĩa như sau:

Nước thải công nghiệp là gì?

Khác với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp được định nghĩa là những loại nước thải ra sau quá trình chế biến, sản xuất công nghiệp. Hoặc nó cũng có thể là nước thải ra trong quá trình sinh hoạt trong nhà máy.
Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất mà ta sẽ có các loại nước thải khác nhau. Ví dụ như nước thải trong nhà máy chế biến công nghiệp thực phẩm, nhà máy điện, nhà máy cán thép và xử lý thép….

Nước thải có bao nhiêu loại?

Ta có thể tham khảo qua một vài loại nước thải thường được các nhà máy thải ra như sau:

  • Trong ngành công nghiệp thực phẩm: đa phần là các loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng hoặc màu thực phẩm…
  • Còn trong các nhà máy điện, đa phần là các kim loại như thủy ngân, chì, Crom,…. hoặc các loại tro.

Ngoài ra thì còn có một vài loại chất ô nhiễm khác như: sợi, mủ cao su, thuốc nhuộm, Nitrit và clorua, CN, Cr, S2, các ion kim loại…
Ngoài ra thì đối với nước thải công nghiệp trong nhà máy; người ta còn chia nó thành 2 loại nhỏ:

  • Nước thải sinh hoạt: đây là loại nước thải ra sau quá trình sinh hoạt trong nhà máy. Ví dụ như nhà vệ sinh, nhà ăn, ….
  • Còn loại thứ 2 chính là nước thải trong quá trình sản xuất. Ví dụ như nước thải sau khi vệ sinh bề mặt vật liệu; nước thải khi chạy máy, nước cho hệ thống làm mát…..

Nước thải trong khu công nghiệp nguy hiểm ra sao?

Cũng giống như nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp nếu không được xử lý đúng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước sông, nước ngầm… mà còn ô nhiễm môi trường đất thông qua việc thẩm thấu xuống đất.
Ngoài ra, việc ảnh hưởng lâu dài và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở trong khu vực có nhà máy.
Chính vì vậy nên theo quy định, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trước khi xây dựng nhà máy, chủ đầu tư đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cũng như quy chế xử lý nước thải trong nhà máy.

Xử lý nước thải trong nhà máy:

Chính vì những tác hại của nước thải đến môi trường mà hiện nay, trong hầu hết các nhà máy sản xuất công nghiệp, việc xử lý nước thải là một yêu cầu bắt buộc khi xây dựng nhà máy. Và việc xả thải ra môi trường cũng được các cơ quan nhà nước quản lý, giám sát.

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp:

Theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT được ban hành tháng 12/2011 về xử lý nước thải; quy định thông số ô nhiễm tối đa trong nước thải công nghiệp sẽ được tính dựa theo giá trị C.
Sau đó sẽ chia nước thải ra thành 2 loại tương ứng với 2 cột của bảng là A& B . Ta cùng tham khảo qua bảng sau:

tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp loại A:
Tương ứng với cột A trong bảng tiêu chuẩn, đây là chỉ số ở mức tối đa có thể cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp vào nguồn nước ĐƯỢC DÙNG cho mục đích cấp mước sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp loại B:
Tương ứng với cột B trong bảng tiêu chuẩn, đây là chỉ số ở mức tối đa có thể cho phép của chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp vào các nguồn nước KHÔNG DÙNG cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp:

Khó có thể đưa ra một con số cụ thể về chi phí xử lý 1m3 nước thải. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ngành nghề sản xuất, quy mô sản xuất, máy móc thiết bị cũng như nguyên vật liệu dùng để xử lý.
Ví dụ như khi xử lý nhà máy cán thép, luyện thép, hóa chất thì chi phí sẽ cao hơn rất nhiều vì hàm lượng hóa chất ô nhiễm trong các ngành này là rất nhiều. Đặc biệt, chi phí xử lý nước thải cho các nhà máy giấy sẽ rất cao vì nó cần phải có 1 quy trình xử lý riêng rất phức tạp.

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp:

Sau đây là một quy trình đại diện. trong việc xử lý nước thải. Trong xử lý nước thải sẽ có rất nhiều những quy trình khác nhau phụ thuộc vào đơn vị lắp đặt. Ở đây mình sẽ chỉ lấy ví dụ 1 quy trình đại diện sau:

quy trình xử lý nước thải công nghiệp
nước thải công nghiệp là gì

Nhìn vào sơ đồ quy trình bên trên, ta có thể thấy được quy trình xử lý nước thải công nghiệp rất là phức tạp và phải qua rất nhiều bước và qua nhiều tiêu chuẩn. Kết quả cuối cùng thu được là nguồn nước sạch, không còn ô nhiễm.

Giai đoạn 1: xử lý sơ bộ:

Một trong những bước quan trọng nhất của quy trình này chính là ở bước xử lý sơ bộ. Ở giai đoạn này, nước thải sẽ phải thông qua nhiều hệ thống lọc thô như song chắn rác, bể lắng, … để tách những thành phần dạng rắn, dạng sệt của nước thải ra khỏi hệ thống. Quá trình này quyết định đến 90% chất lượng nước sau khi xử lý.
Trong quá trình này, nước thải sẽ được đo độ PH; SS bằng các loại cảm biến lắp trên bể lắng.
Ngoài ra thì các bể lắng cát sẽ giúp giữ lại các hạt cặn lớn trong nước. Bởi vì nếu để cho cát còn lại trong ống; nó sẽ làm đường ống dẫn bị nghẹt và lâu dần có thể dẫn đến hư hỏng.

Giai đoạn 2: xử lý phân hủy kỵ khí:

Tiếp theo là giai đoạn phân hủy kỵ khí. Trong quý trình phân hủy kỵ khí; các loại vi sinh sẽ được cho thêm vào để phân hủy chất thải hữu cơ trong môi trường không có oxy.
Sau quá trình này, ta sẽ thu được các chất khí là mêtan và khí cacbonic.

Giai đoạn 3: xử lý phân hủy ozone:

Xử lý nước thải bằng phân hủy ozone là một công nghệ mới; nó giúp phân hủy hầu hết các loại hóa chất khó phân hủy. Bởi vì ozone là một chất khí có độ oxy hóa rất mạnh.
Chính vì khả năng oxy hóa mạnh nên ozone có thể khử màu; khử mùi, khử trùng một cách hiệu quả.
Ngoài xử lý bằng phương pháp ozone; thì hiện nay còn có một vài công nghệ xử lý khác như: phương pháp hóa lý; phương pháp sinh học, phương pháp cơ học,…. Các phương pháp được phối hợp với nhau để xử lý.
Tuy nhiên các phương pháp này có đặc điểm chung là khá tốn năng lượng để hoạt động và tốn diện tích xây dựng.

hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
nước thải công nghiệp là gì

Giai đoạn 4: xử lý thứ cấp:

Đến giai đoạn này thì nước thải gần như đã được xử lý xong. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để xả ra môi trường.
Vì vậy nên cần có 1 hệ thống xử lý thứ cấp như bể tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp.
Sau khi đã lắng xong, nguồn nước sẽ được đảm bảo hoàn toàn sạch; theo đúng tiêu chuẩn

Giai đoạn 5: xử lý bùn thải:

Sau những quá trình xử lý như trên sơ đồ; ta sẽ thu được phần nước sạch theo TCVN và cấp ngược lại cho hệ thống sản xuất; sinh hoạt hoặc xả ra môi trường.
Ngoài ra thì người ta sẽ thu được phần bùn thải sau quá trình xử lý. Phần bùn thải thì sau đó sẽ được ép lại và đem đi xử lý. Bùn thải khi này sẽ được đưa về quy trình xử lý ban đầu và tiếp tục xử lý cho đến khi hoàn thành.

Tầm quan trọng của thiết bị đo lưu lượng nước thải:

Như ở phía trên, bạn đã thấy được tầm quan trọng cũng như quy trình xử lý nước thải công nghiệp trong nhà máy. Và để đo được lưu lượng cũng như giám sát mức nước thải trong bồn chứa, người ta cần dùng đến các loại đồng hồ đo lưu lượng điện tử hoặc cảm biến đo mức nước thải.
Mục đích của việc sử dụng các thiết bị này là ta có thể giám sát được tổng lưu lượng nước thải mà nhà máy đã sử dụng thông qua đồng hồ đo lưu lượng điện tử.
Với cảm biến đo mức nước thải, ta sẽ biết được chiều cao của mức nước thải khi xử lý trong bồn chứa cũng như tránh việc nước thải bị tràn ra khỏi bồn chứa, gây ảnh hưởng môi trường xung quanh.

Đồng hồ đo lưu lượng nước thải điện tử:

Khác với loại đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ mà ta thường thấy (đơn giản nhất và thường thấy nhất là cái đồng hồ tính tiền nước ở nhà bạn). Loại đồng hồ đo lưu lượng điện tử sẽ sử dụng các loại cảm biến để tính tổng lưu lượng nước thải mà nhà máy đã thải ra môi trường.
Cách lắp đặt thì rất là đơn giản, ta chỉ cần lắp đồng hồ trên đường ống xả thải chính của nhà máy là được.

đồng hồ đo lưu lượng điện tử
Đồng hồ đo lưu lượng điện tử

Mình có 1 bài viết nói rõ về cách lắp đặt đồng hồ này. Bạn có thể tham khảo thêm tại địa chỉ:

Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải

Cảm biến siêu âm đo mức nước thải:

Khác với loại đồng hồ đo lưu lượng; các loại cảm biến đo mức sẽ tính ra chiều cao của mức nước thải trong bể chứa.
Bằng cách sử dụng cảm biến siêu âm đo mức.
Đo mức nước thải sử dụng cảm biến siêu âm cũng là một phương pháp thường được sử dụng bởi vì độ chính xác và đặc điểm có thể đo mức mà không cần tiếp xúc với môi trường đo.
Bởi vì môi trường nước thải là môi trường chứa rất nhiều các loại hóa chất độc hại; nên việc đo mức mà không cần tiếp xúc là phương pháp tối ưu nhất.
Nguyên lý hoạt động của loại cảm biến cũng khá đơn giản. Trước tiên cảm biến sẽ phát ra 1 chùm 1 sóng siêu âm xuống bề mặt chất lỏng cần đó. Sóng siêu âm sau khi chạm vào bề mặt cần đo sẽ phản xạ lại. Khi đó, cảm biến siêu âm sẽ thu lại chùm sóng này.

cảm biến siêu âm đo mức nước thải
Cảm biến siêu âm đo mức nước thải

Từ vận tốc sóng siêu âm và thời gian đo; cảm biến sẽ tính ra được chiều cao cột nước trong bồn.
Về lắp đặt, ta chỉ cần lắp cảm biến phía trên bồn chứa là ổn. Nhưng lưu ý là nên lắp ở vị trí có khoảng trống phía trên bề mặt bồn chứa. Vì nếu có vật cản sẽ làm cảm biến báo sai khoảng cách.
Có thể tham khảo về loại cảm biến siêu âm này tại địa chỉ:

Cảm biến siêu âm đo mức nước thải

Cảm biến radar đo mức nước thải:

Về cấu tạo, nguyên lý hoạt động; cảm biến này cũng tương tự như cảm biến siêu âm đo mức nước thải. Nghĩa là nó cũng sẽ phát ra 1 chùm sóng xuống bề mặt chất lỏng và thu lại chùm sóng. Tuy nhiên, loại cảm biến radar sẽ có độ chính xác cao hơn. Thời gian đo cũng nhanh hơn vì cảm biến sử dụng sóng radar để đo mức. Mà sóng radar thì có vận tốc nhanh với vận tốc ánh sáng nên thời gian đo của nó rất nhanh.

Cảm biến thủy tĩnh đo mức nước thải:

Một phương pháp khác được dùng để đo mức nước thải chính là dùng loại cảm biến thủy tĩnh dạng thả chìm HLM-25C.
Khác với 2 loại cảm biến phía trên, loại cảm biến đo mức thủy tĩnh sẽ đo dựa vào áp suất tác động lên cảm biến.
Khi lắp đặt, ta sẽ thả chìm phần cảm biến xuống bể chứa. Dựa vào áp suất tác động lên lớp màng phía trong cảm biến; mà thiết bị sẽ tính ra được chiều cao của mức nước thải.
Mình có viết 1 bài về con cảm biến thủy tĩnh này; bạn có thể xem lại để hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ về nước thải công nghiệp; quy trình xử lý nước thải; các phương pháp để đo lưu lượng cũng như đo mức nước thải trong bể.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện tử Lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải

Tóm tắt nội dung1 Đồng hồ đo lưu lượng nước thải là gì?1.1 Nguyên lý hoạt động của lưu lượng kế đo nước thải:2 Lưu ý trước khi khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải:2.1 Xác định kích thước đường ống:2.2 Nhiệt độ của nước thải là bao nhiêu?2.3 Thông số kỹ […]

Cảm biến siêu âm công nghiệp

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến siêu âm là gì?1.1 Cảm biến siêu âm dùng để làm gì?1.2 Ưu nhược điểm của cảm biến siêu âm:2 Cảm biến siêu âm công nghiệp dùng để làm gì?2.1 Cảm biến siêu âm đo mức nước:2.2 Cảm biến siêu âm phát hiện vật cản:3 Một vài loại cảm […]

Cảm biến pt100 là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến pt100 là gì?1.1 Vì sao lại gọi là pt100?1.2 Cảm biến nhiệt pt100 dùng để làm gì?1.3 Ưu điểm so với cặp nhiệt điện:1.4 Cấu tạo cảm biến:1.5 Nguyên lý hoạt động:1.6 Cấp sai số của cảm biến nhiệt độ pt100:2 Các loại cảm biến pt100:2.1 Cảm biến nhiệt […]