Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải sao cho hợp lý nhất?
Đây là câu hỏi rất thường xuyên gặp phải trước khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Việc lắp đặt chính xác sẽ giúp ta đảm bảo độ chính xác của kết quả đo cũng như làm tăng độ bền cho đồng hồ.
Mặt khác, như ta đã biết, đường ống xả thải của nhà máy thường là các loại đường ống có đường kính lớn, bằng kim loại. Nó khác hoàn toàn với các đường ống nước ở gia đình chúng ta. Vì thế, nếu lắp đặt sai cách, ta không thể tự ý gỡ ra rồi lắp lại được đâu.

đồng hồ đo lưu lượng nước thải
Loại đồng hồ đo lưu lượng nước thải dạng điện tử loại có hiển thị (bên phải) và không hiển thị (bên trái)

Và dĩ nhiên cũng không nhà máy nào cho bạn làm như vậy khi hệ thống họ đang hoạt động.
Vậy thì, cách đơn giản và an toàn nhất, là ta sẽ lắp đặt chuẩn ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn sau này.
Và đó chính là nội dung chính của bài viết hôm nay của mình. Trong phạm vi kiến thức và kinh nghiệm của mình, mình sẽ hỗ trợ bạn lưu ý một vài điểm trước khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Nào, mình cùng bắt đầu thôi!
Đầu tiên, hãy cùng mình tìm hiểu lại một vài những khái niệm cơ bản như:

Đồng hồ đo lưu lượng nước thải là gì?

Nói một cách đơn giản nhất thì đây là một loại lưu lượng kế chuyên dùng cho nước thải. Mục đích là để xác định lưu lượng dòng chảy đang là bao nhiêu. Và tổng lưu lượng cũng như thể tích nước đã xử lý, sử dụng là bao nhiêu.
Khác với loại đồng hồ lưu lượng dạng cơ truyền thống thường dễ bị hư hỏng khi sử dụng trong môi trường nước thải, loại đồng hồ đo lưu lượng dạng điện tử được thiết kế riêng để dùng cho môi trường nước thải, môi trường hóa chất ăn mòn.

sensor đo lưu lượng nước thải
Một loại đồng hồ đo lưu lượng nước thải dạng điện tử

Nguyên lý hoạt động của lưu lượng kế đo nước thải:

Đồng hồ đo lưu lượng điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ, dựa vào định luật Faraday.
Mình có viết 1 bài cụ thể về cái này, có thể tham khảo thêm tại:

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử

Sau đây là một vài lưu ý mà mình muốn chia sẻ cho bạn trước khi lên lịch mua thiết bị cũng như là những lưu ý khi bắt đầu lắp đặt đồng hồ.

Lưu ý trước khi khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải:

Đầu tiên, trước khi lắp đặt cũng như mua sản phẩm, hãy xác định giúp mình một vài những yếu tố sau:

Xác định kích thước đường ống:

Đây là một bước cực kỳ quan trọng khi chọn mua. Bạn cần biết được kích thước của đường ống xả nước thải là bao nhiêu để chọn loại đồng hồphù hợp. Có một vài lưu ý cho bạn như sau:
Nếu như nước chảy chi có một nửa đường ống (lưu lượng chỉ bằng 1/2 đường ống) thì ta chọn loại đồng hồ có kích thước bằng kích thước đường ống.
Còn nếu như lưu lượng nước chảy là full đường ống thì ta sẽ chọn kích thước đồng hồ nhỏ hơn 1 size so với kích thước đường ống.

lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện tử
Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện tử

Nhiệt độ của nước thải là bao nhiêu?

Tiếp theo, ta cần phải xác định rõ nhiệt độ và áp suất của nước thải mà ta cần đo. Bởi vì ta cũng biết rằng đồng hồ đo lưu lượng có 1 lớp lót ở phía trong đường ống để đo. Và tùy vào vật liệu của lớp lót này mà ta sẽ có khả năng chịu được nhiệt độ khác nhau. Ví dụ:
Đối với lớp lót là dạng cao su, nhiệt độ chịu được tối đa là 70 độ C.
Còn đối với lớp lót là vật liệu PTFE hoặc ETFE, nhiệt độ chịu được tối đa là 150 độ C.
Với vật liệu là Rilsan, khả năng chịu được nhiệt độ của nó chỉ là 70 độ C.

Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo lưu lượng nước thải:

Một yếu tố quan trọng khác chính là những thông số của đồng hồ. Ta cần phải tìm hiểu rõ những thông số này khi tiến hàng đặt mua.
Ở đây, mình lấy ví dụ như dòng đồng hồ đo nước thải có model là FL38 của hãng COMAC CAL. Đây là một thương hiệu chuyên cung cấp các loại đồng hồ đo lưu lượng có giá thành cực kỳ ưu đãi, mà lại chất lượng nữa.
Một vài những thông số của nó như sau:

  • Nguồn cấp: 110…230 Vac
  • Đường kính ống: DN4 đến DN600. Có thể đặt hàng kích thước khác nhau.
  • Vật liệu lớp lót:

– Cao su (bao gồm cao su cứng và cao su mềm).
-PTFE: dành cho đồng hồ có đường kính DN10 đến DN80.
-PVDF: dành cho đồng hồ có đường kính DN4 đến DN20.
-Rilsan: dùng cho đường kính DN25 đến DN600
-ETFE: dành cho đường ống có kích thước DN100 đến DN600.
-Ngoài ra còn có các vật liệu khác như PFA, ceramic (sứ)…. tùy theo môi trường đo

  • Vật liệu phần điện cực: CrNi Steel, Hastelloy C4, Titanium, Tantalum
  • Vật liệu bộ phận cảm biến:

-Đối với kiểu Flanged ( mặt bích): thép không gỉ và kết cấu thép với lớp phủ polyurthane
-Với kiểu Sandwich (kiểu kẹp): thép không gỉ

  • Áp suất: PN10 (DIN), PN16 (DIN), PN25 (DIN), PN40 (DIN), PN64 (DIN), PN100 (DIN)
  • Độ dẫn điện của chất lỏng thấp nhất yêu cầu là 20 μS/cm
  • Sai số: 0,5%
  • Hiển thị: 2 dòng, màn hình LCD, 16 ký tự.
  • Nhiệt độ môi trường đo: tối đa 55 độ C
  • Chuẩn bảo vệ: IP65, IP67, IP68

Chọn vị trí lắp đặt:

Vị trí lắp đặt đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định độ chính xác cũng như độ bền của đồng hồ. Sau đây là một vài những lưu ý mà nhà sản xuất thường khuyến cáo khi lắp đặt đồng hồ.

cách lắp đồng hồ đo lưu lượng
Cách lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện tử

Nhìn vào hình trên, ta có thể thấy một vài những khuyến cáo như sau:

  • Ta nên lắp đặt đồng hồ ở đầu nguồn nước vào và hướng nước đi lên. Điều này sẽ giúp cho đường ống luôn đầy nước và tránh việc đồng hồ báo đường ống đang trống sẽ dẫn đến việc đo sai.
  • Ngoài ra, ta có thể thấy phía sau đồng hồ đo lưu lượng luôn có 1 đường ống thẳng đứng lên hoặc 1 cái co chữ U. Khi lắp đặt như vậy sẽ giúp đảm bảo đường ống luôn đầy nước.
  • Ở 2 vị trí lắp đặt sai là do nếu lắp đặt ở đây, sẽ dễ có bọt khí lọt vào đồng hồ gây sai số. Hoặc là ở vị trí đường ống nước đi xuống, chỗ này nước sẽ chảy tự do hoặc không có dòng chảy cũng sẽ gây nên sai số cho đồng hồ.
  • Khi lắp đặt ở vị trí đường ống có 1 phần thẳng đứng lên trên khỏi bề mặt; ta cần phải đảm bảo chiều cao đường ống so với đồng hồ phải cao trên 5m (hình thứ 2, bên phải).

Lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải:

Sau đây là một vài những lưu ý trong khi ta lắp đặt đồng hồ:

Cách xả thải của hệ thống:

Ở đây ta sẽ có 2 cách xả thải thường thấy của nhà máy như sau:
Nếu nhà máy xả thải theo cách chảy tự nhiên. Đầu tiên nước thải sẽ được tập trung vào 1 hố xi măng và có 1 đường ống dẫn vào hồ xử lý nước thải tập trung. Lúc này, ta sẽ lắp đồng hồ ở phía trên đường ống. Phía sau đồng hồ sẽ là đường ống dẫn về hồ xử lý nước thải tập trung.
Còn nếu nhà máy xả thải theo cách dùng bơm thì ta sẽ chọn đường ống theo lưu lượng của máy bơm mà nhà máy đang sử dụng. Trường hợp này sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Đấu dây đồng hồ đo lưu lượng:

Để tìm hiểu về cách đấu dây, ta có thể tham khảo theo sơ đồ sau. Ở đây mình sẽ tham khảo cách đấu dây của loại đồng hồ đo lưu lượng điện tử model EFM-15 của hãng Dinel như sau:

đấu dây đồng hồ đo lưu lượng
Cách đấu dây đồng hồ đo lưu lượng điện tử

Như sơ đồ trên, ta có thể thấy cách đấu dây của đồng hồ cũng khá đơn giản:

  • Nguồn cấp của đồng hồ sẽ là 85…. 260 Vac. Cấp nguồn ta sẽ đấu vào chân dương (chân +) là chân L và chân âm (chân -) vào chân N. Còn chân PE là chân nối đất.
  • Nếu đồng hồ có hỗ trợ giao thức ModBUS RTU, ta sẽ đấu vào chân 7 & chân 8.
  • Phần tín hiệu relay, ta sẽ đấu vào chân 21 và 22 nếu là relay 1. Tương tự với relay 2, relay 3 và relay 4, ta sẽ đấu vào các chân tương ứng là 31, 32 và 41,42 hoặc 51,52.
  • Tín hiệu output của đồng hồ dạng analog (nếu có) ta sẽ đấu vào chân 10 và chân 11. Còn tín hiệu output dạng xung thì ta sẽ đấu vào chân 14 và 15.
  • Phần sensor thì ta sẽ thường dùng đối với loại đồng hồ mà có thể tách rời phần cảm biến và phần đồng hồ. Khi đó, ta sẽ cần phải đấu dây từ cảm biến đến đồng hồ đo.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ về những lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện tử.
Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.
Nếu bài viết có gì thiếu sót, hãy giúp mình bằng cách comment phía bên dưới.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

nước thải công nghiệp là gì Nước thải công nghiệp là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ra sao?

Tóm tắt nội dung1 Nước thải là gì?1.1 Nước thải công nghiệp là gì?1.2 Nước thải có bao nhiêu loại?1.3 Nước thải trong khu công nghiệp nguy hiểm ra sao?2 Xử lý nước thải trong nhà máy:2.1 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp:2.2 Chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp:3 Quy trình xử […]

Cảm biến siêu âm công nghiệp

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến siêu âm là gì?1.1 Cảm biến siêu âm dùng để làm gì?1.2 Ưu nhược điểm của cảm biến siêu âm:2 Cảm biến siêu âm công nghiệp dùng để làm gì?2.1 Cảm biến siêu âm đo mức nước:2.2 Cảm biến siêu âm phát hiện vật cản:3 Một vài loại cảm […]

Cảm biến pt100 là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến pt100 là gì?1.1 Vì sao lại gọi là pt100?1.2 Cảm biến nhiệt pt100 dùng để làm gì?1.3 Ưu điểm so với cặp nhiệt điện:1.4 Cấu tạo cảm biến:1.5 Nguyên lý hoạt động:1.6 Cấp sai số của cảm biến nhiệt độ pt100:2 Các loại cảm biến pt100:2.1 Cảm biến nhiệt […]