90% cảm biến nhiệt độ dùng trong công nghiệp là loại cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây.

Chắc chắn là vậy.

Và các nhà máy chắc chắn sẽ dùng loại pt100 cho các ứng dụng đo nhiệt độ dưới 600 độ C.

cảm biến pt100 3 dây
Cảm biến pt100 3 dây hãng Termotech – Italy

Trong tất cả các loại pt100 thường dùng thì pt100 3 dây chiếm đến hơn 80%.

Vì sao?

Bởi vì bên cạnh đó, ta còn có rất nhiều các loại cảm biến nhiệt độ khác như: cảm biến pt100 2 dây; cảm biến pt100 4 dây, cặp nhiệt điện loại K,J,R,S,B,R…. nữa mà!!!!

Để rõ hơn về loại cảm biến nhiệt độ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây là sao?

Giống như tên gọi, đây là một loại cảm biến chuyên dùng để đo nhiệt độ và có 3 dây kết nối.

Còn lý do vì sao lại dùng 3 dây thì ta sẽ tìm hiểu bên dưới.

Vậy thì cảm biến pt100 là gì?

Nói một cách đơn giản, Pt100 chính là giá trị điện trở của Platinium tại 0 độ C.Theo đó, Platinium sẽ có giá trị là 100 ohm tại 0 độ C. Người ta dùng Platinium để chế tạo cảm biến nhiệt bởi vì khả năng chịu nhiệt của Platinium rất cao và có thể chịu được thời gian đốt nóng liên tục.

cảm biến pt100 loại dây
Cảm biến pt100 loại dây

Trước đây người ta thường chỉ dùng Pt100 2 dây chứ chưa dùng pt100 3 dây. Nhược điểm của loại pt100 2 dây là độ chính xác không cao. Thông thường nó được dùng trong các hệ thống cũ, không thay thế được. Hoặc trong những dàn máy công nghiệp cũ nhập trực tiếp từ nước ngoài. Với những dòng cảm biến mà kèm theo máy về, việc tìm linh kiện thay thế là cực kỳ khó khăn.

Nhưng thực tế, ta vẫn có thể dùng pt100 3 dây để thay cho loại pt100 2 dây bằng cách bỏ bớt 1 dây đi. Thường thì loại 3 dây sẽ có 2 dây màu đỏ và 1 dây màu trắng. Ta chỉ cần bỏ bớt 1 dây đỏ là được.

Vì sao lại dùng pt100 3 dây?

  • Pt100 3 dây có độ chính xác cao hơn vì nó có thêm 1 dây bù nhiệt.
  • Giá thành của loại 3 dây đôi khi lại rẻ hơn so với pt100 2 dây vì loại này hiện tại rất ít người dùng và các hãng cũng ít sản xuất.
  • Thường có sẵn kho số lượng nhiều, loại 2 dây thì thường phải đặt hàng.

Cách đấu pt100 3 dây:

Trước tiên, ta cần tìm hiểu cần đấu dây cho thiết bị gì. Ví dụ đấu dây pt100 với bộ hiển thị thì sẽ khác.
Còn nếu đấu dây pt100 với bộ chuyển đổi thì sẽ khác nữa.
Ở đây mình sẽ lấy ví dụ đấu dây pt100 với đồng hồ hiển thị để dễ hình dung nha. Với bộ hiển thị mình sẽ dùng bộ hiển thị 4 số S311A-4-H của hãng Seneca đến từ Italy.
Đầu tiên, ta cần tham khảo qua sơ đồ đấu dây của bộ hiển thị này như sau:

cách đấu dây pt100 3 dây
Sơ đồ đấu dây pt100 3 dây với bộ hiển thị

Nhìn vào sơ đồ trên, ta có thể thấy cách đấu dây như sau:

  • Với pt100 2 dây, ta đấu 2 dây vào chân số 7 và chân số 10. Sau đó đấu cầu từ chân 7 sang chân 8. Tiếp theo dùng thêm 1 sợi dây, đấu cầu vào chân số 9 và chân số 10.
  • Còn với pt100 3 dây, ta đấu 2 dây cùng màu (đỏ) vào chân số 7 và 10. Dây còn lại (màu trắng) đấu vào chân số 8.
  • Với pt100 4 dây, ta đấu 2 dây đỏ vào chân 7 và 10. Hai dây trắng đấu vào chân 8 và 9.

Còn đối với cách đấu với bộ chuyển đổi, mình có viết riêng 1 bài mà bạn có thể tham khảo thêm tại địa chỉ:

Cách đấu dây pt100 với bộ chuyển đổi

Ứng dụng cảm biến pt100 3 dây:

Dĩ nhiên là ứng dụng của cảm biến nhiệt độ là để đo nhiệt độ. Điều này thì chắc chắn là đúng rồi. Nhưng ở đây, mình sẽ nói đến những ứng dụng có liên quan đến cảm biến nhiệt độ trong nhà máy cũng như trong đời sống hàng ngày.
Một vài ứng dụng mà ta có thể tham khảo như sau:

Đọc – hiển thị giá trị nhiệt độ:

Khi ta sử dụng cảm biến nhiệt độ chung với bộ hiển thị, ta sẽ có thể đọc được giá trị nhiệt độ hiện tại đang là bao nhiêu.
Bởi vì thực tế, giá trị output của cảm biến nhiệt độ là dạng điện trở ohm (Ω). Đây là dạng tín hiệu không thể đọc trực tiếp được. Mà trước đây người ta phải chuyển nó sang dạng tín hiệu analog để đọc. Hoặc đưa về PLC (nếu PLC có card mở rộng hỗ trợ nhận tín hiệu pt100) để đọc và lập trình.
Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xử lý tín hiệu cũng như những người ít đụng tới PLC sẽ mất khá nhiều thời gian để xử lý.
Bởi vậy, cách đơn giản nhất là ta dùng 1 cái màn hình hiển thị để đọc luôn giá trị nhiệt độ tại chỗ. Vừa an toàn, vừa đơn giản mà lại có độ chính xác cao nữa.

bộ hiển thị nhiệt độ
Bộ hiển thị nhiệt độ bao gồm cảm biến nhiệt của hãng Termotech và đồng hồ hiển thị của hãng Pixsys-Italy

Một vài bộ hiển thị mà bạn có thể tham khảo như:

Các thương hiệu từ Châu Á như Hanyoung của Hàn Quốc hoặc Omron của Nhật, Autonics của Hàn Quốc…..

Đến các thương hiệu lớn của Châu Âu/G7 như: Seneca của Italy; Pixsys của Italy, Dinel của Cộng hòa Séc,….

Điều khiển nhiệt độ lò sấy:

Đây được xem là môi trường thường dùng nhất của cảm biến pt100.

Bởi vì sao?

Vì lò sấy là một môi trường đòi hỏi cao trong việc giám sát và điều chỉnh nhiệt độ liên tục. Chỉ cần chênh lệch vài độ thôi thì sản phẩm đầu ra đã khác nhau rất nhiều rồi.

Chính vì vậy nên việc sử dụng các loại thiết bị có chuẩn và độ chính xác cao thì rất rất là cần thiết.

Ví dụ như ở đây, mình thường tư vấn cho khách họ dùng loại cảm biến nhiệt độ của hãng Termotech và bộ hiển thị của hãng PIXSYS-Italy.

Bộ này có ưu điểm là giá thành rất là cạnh tranh, độ chính xác rất cao nên được khách sử dụng rất nhiều.

Ngoài ra thì với thương hiệu Italy, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Lưu ý đặc biệt là 2 hãng này là thương hiệu hoàn toàn của Italy; không phải là hàng Trung Quốc núp bóng Italy như các loại khác trên thị trường.

Lưu ý khi mua cảm biến pt100 3 dây:

Sau đây là một vài lưu ý mà bạn nên tham khảo qua trước khi mua cảm biến nhiệt độ loại pt100.

Một vài lưu ý mình xin gợi ý như sau:

Thang đo nhiệt độ:

Đây là một thông số mà mình thường xuyên gặp phải khi khách hàng hỏi yêu cầu.

Và cũng là thông số gây khá nhiều tranh cãi và hiểu lầm.

Ví dụ: khách cần đo mức nhiệt độ tầm 150 độ C trở lại. Mình tư vấn khách dùng loại cảm biến thang đo -80 độ C đến 600 độ C.

Khách tưởng rằng thang đo rộng như vậy nó sẽ không còn chính xác nữa.

Trên thực tế, phần thang đo này không có giá trị nhiều khi ta sử dụng. Bởi vì trừ khi bạn sử dụng mức nhiệt độ vượt trên 600 độ C thì mới đáng lo ngại. Còn nếu bạn sử dụng ở mức nhiệt độ thấp hơn thì hoàn toàn bình thường.

Thang đo của nhiệt độ của Pt100 mà hãng sản xuất thực ra chỉ là giới hạn cao nhất mà cảm biến có thể đo được. Tức là nó chỉ đo được mức nhiệt tối đa là 600 độ C. Nếu quá nhiệt độ này, cảm biến sẽ bị cháy và hư hỏng.

Vì thế, thang đo nhiệt độ của cảm biến là không quan trọng nếu bạn đo nhiệt độ dưới ngưỡng của hãng quy định.

Cái quan trọng là độ quy đổi của nhiệt độ khi bạn cần chuyển sang tín hiệu analog.

Ví dụ, bạn cần quy đổi mức nhiệt 0-150 độ C tương ứng với giá trị 4-20mA. Thì lúc này, bạn phải cài đặt bộ chuyển đổi chính xác là thang đo 0-150 độ C ra 4-20mA.

Đường kính và chiều dài que dò:

Đây là yếu tố rất quan trọng khi chọn cảm biến nhiệt pt100.

Thực ra có một vài hiểu lầm khi chọn thiết bị ở mục này, ví dụ như:

  • Phải chọn loại đường kính lớn để tăng độ bền cho cảm biến.
  • Chiều dài que dò càng dài càng tốt.

Những suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.

Thứ nhất, đường kính que dò càng nhỏ thì độ nhạy sẽ càng cao. Vì cảm biến sẽ phản hồi nhanh hơn so với loại đường kính lớn. Và thực chất, khi sản xuất hãng họ cũng đã tính đến độ bền của sản phẩm rồi, nên về việc chọn đường kính lớn để tăng độ bền là không cần thiết. Chỉ có các dòng cảm biến nhiệt độ của Trung Quốc thì mới cần độ dày càng cao bởi vì phần lõi bên trong có chất lượng khá thấp, dễ bị cháy.

Thứ hai, bạn thấy cây pt100 nó dài như vậy đó; nhưng phần cảm biến nhiệt nó chỉ nằm 1 phần ngắn ở đầu que (thường dài khoảng 5-10cm) mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phần này nó sẽ chứa thành phần là Platinium nên nó sẽ cảm ứng nhiệt trước tiên. Và bạn chỉ nên mua loại chiều dài phù hợp với đường ống mà bạn đang sử dụng mà thôi chứ đừng mua dài quá.

Ren kết nối:

Hệ ren của cảm biến pt100 Châu Âu và Châu Á hoàn toàn khác nhau.

Ren của hàng Châu Âu/G7 thường thì sẽ là chuẩn BSPM 1/2” ; BSPM 1/4”  hoặc NPTM 1/2”, NPTM1/4”

Còn ren của hàng Châu Á thường là ren hệ mét, tức là ren M20 x 1, M20 x 2, M22 x 1.5

2 hệ ren này là hoàn toàn khác nhau. Nên ta cần phải lưu ý, nếu bạn mua nhầm thì khả năng không lắp vào được.

Cấp chính xác:

Trên thị trường, ta thường gặp nhất là loại cấp chính xác class B.

Đây là chuẩn phổ biến nhất hiện nay.

Ngoài class B, ta còn có các class A, AA, C. Trong đó class AA là độ chính xác cao nhất, class C là độ chính xác thấp nhất.

Môi trường đo nhiệt độ:

Loại cảm biến pt100 thông thường chỉ chuyên dùng cho môi trường nước hoặc khí bình thường.

Nếu môi trường bạn thuộc dạng môi trường đặc biệt như nước biển, acid, hóa chất,… bạn cần phải hỏi thêm người bán. Trong trường hợp cần thiết phải dùng ống thermowell để bảo vệ.

Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ về loại pt100 3 dây. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Cần thêm thông tin về sản phẩm, có thể liên hệ với mình theo thông tin liên hệ bên dưới.

Cảm ơn!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các loại cảm biến nhiệt độ pt100 thông dụng trên thị trường

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến nhiệt độ Pt100 là gì?1.1 Vì sao lại gọi là pt100?1.2 Cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt100:2 Các loại cảm biến nhiệt độ thông dụng:2.1 Đầu dò nhiệt độ pt100:2.2 Cảm biến nhiệt độ pt100 dạng dây:2.3 Cặp nhiệt điện loại K:2.4 Nhiệt điện trở thermistor:2.5 Cảm biến […]

Cảm biến nhiệt độ can K

Tóm tắt nội dung1 Cặp nhiệt điện (thermocouple):1.1 Vì sao lại dùng cặp nhiệt điện thay cho pt100?2 Các loại cặp nhiệt điện:2.1 Cặp nhiệt điện loại K:2.2 Cặp nhiệt điện loại S:2.3 Cặp nhiệt điện loại J:2.4 Cặp nhiệt điện loại T:2.5 Cặp nhiệt điện loại R:2.6 Cặp nhiệt điện loại B:2.7 Cặp nhiệt […]

Dây dò nhiệt độ Pt100

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến nhiệt độ Pt100 loại dây:1.1 Dây dò nhiệt loại Pt100 có ren:1.2 Dây dò nhiệt độ Pt100 không ren:2 Vì sao dùng dây dò nhiệt độ Pt100?2.1 Truyền tín hiệu Pt100 3 dây đi xa:3 Mua dây dò nhiệt độ Pt100 ở đâu?3.1 Thông tin liên hệ: Loại dây […]