Chắc hẳn trong đời sống hàng ngày, không ít lần bạn đã từng nghe đến kính an toàn hoặc kính cường lực. Ví dụ như miếng dán màn hình điện thoại của bạn chẳng hạn, đó là 1 loại kính an toàn. Vậy thì kính an toàn là gì? Kính an toàn có khác gì so với kính cường lực không?

các loại kính an toàn
Các loại kính an toàn: kính cường lực và kính dán an toàn
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau:

Kính an toàn là gì?

Giống như tên gọi của nó; kính an toàn là một loại kính chuyên dùng để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Ví dụ dễ thấy nhất mà ta có thể thấy là các cửa kính trong các cửa tiệm; khi bị bể, các mảnh kiếng sẽ tạo thành các hạt nhỏ chứ không sắc bén như các loại kính thông thường.

Vì sao lại dùng kính an toàn?

Mục đích chính là để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Bởi vì nếu các loại kính thường, khi bị vỡ sẽ tạo thành các mảnh vỡ rất nguy hiểm.
Vì thế ngày nay, để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng; các đơn vị lớn thường dùng kính an toàn để thay thế cho các loại kính truyền thống.
Trong đó, loại kính cường lực là được dùng nhiều nhất do ưu điểm độ an toàn cao và khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống tia cực tím rất tốt.

Tiêu chuẩn kính dán an toàn:

Để lựa được một tấm kính tốt, người ta phải quan tâm nhiều đến các thông số của tấm kính. Đặc biệt là đối với kính cường lực. Vì loại kính này khi đã lắp đặt thì ta không thể gia công thêm được nữa.
Thông tin này, ta sẽ  tìm hiểu trong phần kính cường lực bên dưới.

Ứng dụng của kính an toàn:

Bạn có biết những ứng dụng của kính an toàn là gì không?
Thật ra có khá nhiều những ứng dụng của loại kính này trong đời sống cũng như trong sản xuất công nghiệp. Sau đây là một số những ứng dụng tiêu biểu nhất của loại kính này:

Chế tạo đồng hồ đo áp suất:

Đối với các loại đồng hồ áp suất thì phần mặt kính của đồng hồ sẽ được làm bằng vật liệu kính cường lực (safety glass) để đảm bảo an toàn khi bị quá áp.

đồng hồ áp suất Georgin dùng mặt kính an toàn
Đồng hồ áp suất Georgin-Pháp với mặt kính bằng kính an toàn
Nếu sử dụng các loại kính thông thường, khi áp suất vượt ngưỡng cho phép, phần kính ở mặt đồng hồ sẽ bị vỡ và gây nguy hiểm cho người vận hành.
Vì thế, việc sử dụng safety glass là một yêu cầu gần như bắt buộc khi sản xuất đồng hồ áp suất.

Dùng trong cửa nhôm, kính:

Dễ thấy nhất là trong các cửa hàng mua sắm; các loại kính sử dụng ở đây đều là kính cường lực. Bởi vì như ta đã biết, những nơi này thường có rất nhiều người lui đến, còn kính thông thường thì lại rất dễ vỡ.
Trường hợp người ta sơ suất 1 chút thôi cũng sẽ làm vỡ cửa kính và gây nguy hiểm.

Chế tạo cửa kính ô tô:

Ở phần kính lái phía trước của ô tô chính là kính dán an toàn. Khi gặp sự cố như đá văng trúng hoặc khi va chạm, phần kính này sẽ không bị vỡ ra mà sẽ dính lại với nhau thành hình mạng nhện, giúp đảm bảo an toàn cho người lái xe.

kính cường lực dùng trên ô tô
Kính cường lực dùng trên ô tô khi bị vỡ sẽ dính lại

Dùng làm mặt dựng kính nhà cao tầng:

Đối với các tòa nhà cao tầng có các mặt kính bảo vệ bên ngoài, thì yêu cầu đặt ra là lớp kính này phải có khả năng chịu nhiệt, chịu va đập tốt cũng như phải có khả năng chống lại tia cực tím để bảo vệ tòa nhà.
Chính vì những lý do trên, người ta thường dùng kính cường lực để lắp đặt trên các mặt dựng bằng kính của các tòa nhà cao tầng.

Các loại kính an toàn:

Kính an toàn có 2 loại chính cụ thể như sau:

Kính dán an toàn:

Hay còn được gọi là laminated glass . Loại kính này sẽ bao gồm 2 hay nhiều tấm kính được ghép vào nhau. Ở giữa sẽ là 1 lớp phim Poly Vinyl Butylen ( PVB) để kết dính các tấm kính lại với nhau. Bản thân lớp phim PVB này có độ kết dính rất cao nên sẽ giúp các tấm kính dính chặt với nhau hơn.

Cấu tạo bên trong kính dán an toàn
Cấu tạo bên trong kính dán an toàn
Mặt khác, khi các tấm kính này bị vỡ, cộng với tác dụng của lực và độ dính của tấm phim PVB; những mảnh vỡ sẽ bám vào lớp phim chứ không văng ra bên ngoài. Nhờ đó sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Và khi dùng lớp PVB để kết dính giữa các tấm kính, người ta có thể tạo ra các loại kính an toàn có màu sắc khác nhau bằng cách thay đổi màu sắc của lớp PVB này.

Kính cường lực:

Hay còn được gọi là kính tôi an toàn hoặc tempered glass. Loại kính này hơi khác so với kính dán an toàn xíu về cách thức chế tạo.
Đầu tiên, người ta sẽ dùng 1 tấm kính thông thường và tôi nhiệt lên đến khoảng 700 độ C. Sau đó tấm kính sẽ được làm nguội nhanh chóng bằng khí mát. Khi đó bề mặt lớp kính sẽ được làm nguội nhanh; trong khi lớp kính bên trong sẽ nguội từ từ. Việc làm nguội nhanh sẽ giúp bề mặt tấm kính tăng độ bền gấp 4-5 lần so với loại kính thông thường.
Kết quả thu được; ta sẽ có 1 tấm kính có khả năng chịu được áp lực và nhiệt độ rất cao. Chính vì khả năng này mà người ta thường dùng kính cường lực trong các vách kính mặt dựng trong các tòa nhà cao tầng hoặc dùng làm lan can của các cầu thang bằng kính.

Sự khác nhau giữa kính dán an toàn và kính cường lực:

Có thể nhận thấy điểm khác nhau giữa 2 loại kính này là kính dán an toàn được ghép từ nhiều tấm kính thông thường lại với nhau bằng lớp phim PVB.
Còn kính cường lực là loại kính thông thường được tôi nhiệt lên nhiệt độ cao và làm lạnh nhanh để tăng độ bền.
Ngoài ra thì 1 đặc điểm cần lưu ý chính là kính dán an toàn thì ta có thể cắt hoặc gia công được. Còn đối với kính cường lực, việc gia công phải được làm trước khi đem đi tôi nhiệt.

Ưu điểm và nhược điểm của kính an toàn:

Để tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của kính an toàn; ta sẽ tìm hiểu qua về ưu điểm và nhược điểm của cả 2 loại kính như sau:

Ưu điểm:

Tất nhiên là ưu điểm lớn nhất của 2 loại kính này là khả năng không gây hại khi vỡ; giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra thì loại kính này còn có khả năng cách âm rất tốt nên thường được dùng trong các phòng thu âm hoặc trung tâm xử lý dữ liệu…..
Một vài ưu điểm nữa như sau:
Đối với kính cường lực thì ưu điểm của nó là khả năng chịu va đập; chịu nhiệt độ rất cao. Thêm nữa, kính cường lực còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt.
Còn kính dán an toàn thì ưu diểm là có thể gia công nhiều màu sắc khác nhau bằng cách thay đổi màu lớp phim ở giữa. Kính dán an toàn có thể gia công được (cắt, mài,…) sau khi mua về; còn kính cường lực thì không.

Nhược điểm:

Có lẽ nhược điểm lớn nhất của kính an toàn chính là giá thành của loại kính này khá cao. Và khi lắp đặt, gia công cần phải đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn so với loại kính thường.
Trên đây là những chia sẻ của mình về kính an toàn là gì cũng như các loại kính an toàn thường được dùng trong các ứng dụng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách lắp đặt đồng hồ áp suất nước

Tóm tắt nội dung1 Đồng hồ đo áp suất là gì – Đồng hồ áp suất nước là sao?1.1 Đồng hồ đo áp suất nước là sao?1.2 Vì sao lại dùng đồng hồ đo áp suất nước?2 Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất nước:2.1 Thang đo của đồng hồ:2.2 Môi […]

Kiểm định, hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là làm gì?

Tóm tắt nội dung1 Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là gì?1.1 Kiểm định đồng hồ áp suất là gì?1.2 Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là gì?2 Vì sao ta phải kiểm định, hiệu chuẩn?2.1 Kiểm định đồng hồ áp suất để làm gì?2.2 Vì sao phải hiệu chuẩn đồng hồ áp […]

đầu dò nhiệt độ 7 bước để chọn mua đồng hồ áp suất nước

Tóm tắt nội dung1 7 lưu ý khi mua đồng hồ áp suất nước:1.1 Vật liệu đồng hồ áp suất:1.2 Đường kính mặt hiển thị:1.3 Thang đo của đồng hồ áp suất:1.3.1 Cách xác định thang đo của đồng hồ áp suất:1.4 Cấp chính xác của đồng hồ áp suất:1.5 Kiểu kết nối của đồng […]