Để lựa chọn và mua đồng hồ áp suất nước phù hợp với yêu cầu sử dụng và  tận dụng tối đa chi phí là việc không quá khó. Bạn chỉ cần tìm đúng loại đồng hồ phù hợp với thông số yêu cầu là xong.
Chính xác là như vậy!
Sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn hiểu rõ về thông số kỹ thuật của thiết bị, nhưng sẽ hơi khó đối với những người lần đầu tiếp xúc hoặc các đơn vị thương mại khi chọn mua theo yêu cầu khách hàng.
Đừng lo!
Trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra 7 bước để chọn mua đồng hồ áp suất nước . Chắc chắn rằng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi chọn mua bất kỳ một loại đồng hồ áp suất nào.
Hãy cùng mình tìm hiểu sau đây!

7 lưu ý khi mua đồng hồ áp suất nước:

Hãy nhớ giúp mình 7 thông số sau khi mua đồng hồ áp suất nước. Tất cả các loại đồng hồ áp suất khác cũng sẽ đều phải có những thông số này.

Vật liệu đồng hồ áp suất:

Đầu tiên, lưu ý giúp mình là về vật liệu cấu tạo nên đồng hồ. Phần vật liệu sẽ quyết định nhiều đến giá thành của đồng hồ áp suất.

đồng hồ áp suất chân inox
Đồng hồ áp suất chân đồng (trái) và đồng hồ áp suất chân inox (phải)
Trên thị trường hiện nay, đồng hồ áp suất được chia thành 2 loại chính:
Đồng hồ áp suất inox: có phần vỏ làm bằng inox 304, chân ren làm bằng inox 316L. Loại này chuyên dùng để đo nước sạch hoặc đo áp suất khí đều được.
Một loại thứ 2 là đồng hồ áp suất chân đồng hoặc hợp kim đồng: Nếu bạn thấy 1 cái đồng hồ áp suất nào có phần chân ren màu vàng hoặc đen thì 99% đó chính là loại đồng hồ áp suất chân đồng. Loại này có ưu điểm là giá thành khá rẻ nên có thể dùng để đo áp suất trong những môi trường nước bình thường.
Tuy nhiên, lưu ý giúp mình là loại đồng hồ áp suất chân đồng sau một thời gian sử dụng, phần chân ren sẽ dễ bị oxy hóa (gỉ) nên nếu bạn dùng đồng hồ đo áp suất nước sạch, bắt buộc phải dùng loại chân inox.

Đường kính mặt hiển thị:

“Đồng hồ áp suất có đường kính mặt càng lớn thì giá sẽ càng cao”
Vì vậy, khi chọn mua, ta nên cân nhắc kỹ về thông số này. Thông thường ta sẽ có các loại đường kính mặt 100mm, 150mm, 63mm. Đây là 3 kích thước thường gặp nhất trên thị trường.

đồng hồ áp suất đường kính mặt 63mm, 100mm, 150mm
3 kích thước mặt đồng hồ phổ biến hiện nay : 63mm (dưới), 100mm (giữa), 150mm (trên)
Để lựa chọn, mình có 1 gợi ý như sau:
Trường hợp ta cần lắp đồng hồ ở ngang tầm mắt hoặc quan sát gần, ta nên chọn loại đường kính mặt 63mm hoặc 100mm.
Còn nếu ta lắp đặt đồng hồ ở trên cao hoặc muốn quan sát từ xa, ta sẽ chọn loại đường kính mặt 100mm hoặc 150mm.

Thang đo của đồng hồ áp suất:

Đây là thông số cực kỳ quan trọng khi chọn mua đồng hồ áp suất.
Vì sao?
Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc cũng như độ chính xác của đồng hồ.

đồng hồ áp suất nước 0-10bar
Đồng hồ áp suất nước thang đo 0-10bar
Vậy thì thang đo của đồng hồ là gì?
[Trả lời] Thang đo của đồng hồ chính là giá trị áp suất lớn nhất mà đồng hồ có thể đo được. Còn nói đơn giản hơn nữa thì thang đo của đồng hồ áp suất là giá trị áp suất được in trên mặt đồng hồ. Trong hình trên , thang đo của đồng hồ là 0-10bar.

Cách xác định thang đo của đồng hồ áp suất:

Để xác định được thang đo, đầu tiên, ta cần phải biết được giá trị áp suất cần đo.
[Ví dụ] Bạn cần mua đồng hồ áp suất nước dùng cho máy bơm nước để cung cấp cho tòa nhà cao 30m. Vậy thì bạn phải mua đồng hồ áp suất có thang đo bao nhiêu?
Hãy nhớ giúp mình 1 nguyên lý sau:

1 bar ∼ 10 mét nước ∼ 1 kg/cm2

Theo đó, để bơm nước lên tòa nhà cao 30m thì máy bơm nước của bạn phải có áp suất bơm đạt mức tối thiểu là 3 bar. Vậy 3 bar là thang đo áp suất?
Chưa phải đâu, 3 bar ở đây chỉ mới là giá trị áp suất cần đo. Để lựa chọn được thang đo cho đồng hồ áp suất, bạn phải chọn giá trị cao hơn 1 xíu.
Bởi vì nếu ta chọn thang đo gần quá so với giá trị áp suất cần đo thì phần ống bourdon của đồng hồ sẽ luôn hoạt động ở mức cao nhất. Lâu dần sẽ gây hư hỏng cho đồng hồ.
Như ví dụ trên, khi cần đo áp suất là 3bar, ta nên chọn đồng hồ áp suất có thang đo là 0-5bar hoặc 0-6bar. Tránh chọn các thang đó quá cao vì sẽ làm tăng sai số.
Còn ống bourdon là gì, bạn có thể tham khảo tại địa chỉ:

Cấu tạo đồng hồ áp suất

Cấp chính xác của đồng hồ áp suất:

Hay còn được gọi là mức sai số của đồng hồ áp suất. Đối với loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ, ta sẽ có 2 mức sai số cơ bản:
Đối với loại đồng hồ đường kính mặt 63mm: sai số mặc định ở mức 1,6%.

cấp chính xác của đồng hồ áp suất
Một số cấp chính xác của đồng hồ áp suất M5000 hãng Georgin
Còn đối với loại đồng hồ đường kính mặt 100mm trở lên: sai số mặc định là 1%.
Tuy nhiên, đối với ứng dụng đo áp suất nước thì mức sai số này là có thể chấp nhận được.

Kiểu kết nối của đồng hồ:

Đối với đồng hồ đo áp lực nước nói riêng và đồng hồ đo áp suất nói chung, ta có 2 loại kiểu kết nối chính:
Kiểu đồng hồ áp suất chân đứng: loại này có phần chân ren nằm phía dưới mặt đồng hồ.Và loại này thường chiếm 70-80% các loại đồng hồ áp suất ngoài thị trường.

kiểu kết nối của đồng hồ áp suất
Một số kiểu kết nối của đồng hồ áp suất: chân đứng (trên cùng), chân sau (giữa), chân sau gắn bảng (dưới)
Ngoài ra còn có phiên bản của loại này là kiểu kết nối chân đứng chân bảng hay còn gọi là đồng hồ chân đứng gắn panel.
Kiểu đồng hồ áp suất chân sau: loại này có phần chân ren nằm ở phía sau mặt đồng hồ. Kiểu kết nối này còn có 2 phiên bản khác là kiểu gắn bảng và kiểu chân sau lệch tâm.

Kích thước ren kết nối:

Ta thường thấy có một số kích thước ren kết nối phổ biến như sau:
Kiểu ren BSPM 1/2” hay còn được gọi là ren G 1/2” . Đây là loại ren thẳng, có kích thước chân ren là 21mm. Kích thước ren này là mặc định đối với loại đồng hồ đường kính mặt 100mm trở lên.
Kiểu ren BSPM 1/4” hay còn gọi là ren G 1/4”. Đây là dạng ren thẳng, kích thước chân ren là 13mm. Loại này là mặc định đối với loại đồng hồ mặt 63mm.
Ngoài ra thì ta còn gặp một số loại kích thước ren:
Ren NPTM 1/2” và NPTM 1/4” là loại ren côn, đường kính ren lần lượt là 21mm và 13mm.
Cuối cùng là loại ren BSPM 3/8” thường gặp trong các nhà máy của Nhật. Loại này thường gặp nhất đối với loại đồng hồ đường kính mặt 100mm và 150mm.
Thông tin thêm về các loại ren cũng như cách chuyển đổi giữa các hệ ren, có thể tham khảo thêm tại địa chỉ:

Bảng tra kích thước ren thông dụng

Loại đồng hồ đo áp suất:

Lưu ý cuối cùng là bạn nên quan tâm đến chính là loại đồng hồ đo áp suất. Trên thực tế thì khi đo áp suất nước, người ta sẽ có nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau tùy thuộc vào môi trường đo. Gom chung lại thì ta chỉ có 2 loại chính: đồng hồ áp suất nước chân ren và đồng hồ áp suất nước dạng màng.

đồng hồ đo áp suất màng
đồng hồ đo áp suất màng dùng trong nước thải
Về cơ bản thì 2 loại đồng hồ áp suất này đều có cùng mục đích là đo áp suất. Tuy nhiên, nó sẽ khác nhau ở cách thức hoạt động. Nếu như loại đồng hồ áp suất thường có phần chân kết nối là dạng ren vặn thì loại đồng hồ áp suất màng sẽ có thêm 1 lớp màng chắn ở phía dưới chân ren.
Mục đích của lớp màng này chính là để ngăn không cho các loại cặn bẩn dâng lên làm nghẹt đồng hồ.
Nếu chỉ đo áp suất nước thông thường, có thể dùng loại đồng hồ áp suất dạng cơ. Nhưng lưu ý giúp mình là nếu đo nước sạch; bắt buộc phải dùng loại đồng hồ áp suất nước chân inox.
Đặc biệt, nếu đo áp suất trong môi trường nước thải hoặc trong môi trường thực phẩm; bắt buộc phải dùng đồng hồ áp suất dạng màng.
Trên đây là một vài chia sẻ của mình về 7 lưu ý khi chọn mua đồng hồ áp suất nước. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ cùng mọi người. Còn nếu có gì sai sót, hãy giúp mình hoàn thiện bằng cách comment bên dưới.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN