Trong nhà máy, ngoài nhiệt độ thì áp suất là một yếu tố cân phải được giám sát và theo dõi thường xuyên. Bởi vì chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến cả một dây chuyền sản xuất. Vậy thì, bạn đã chọn mua các loại đồng hồ đo áp suất. Hoặc sử dụng các loại đồng hồ đo áp suất nhiều lần. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc về cấu tạo của đồng hồ đo áp suất cũng như là nguyên lý làm việc của đồng hồ đo áp suất?
Ngoài ra thì bạn cũng đã từng nghe đến ống bourdon trong đồng hồ đo áp suất. Vậy ống bourdon hay bourdon tube là gì? Vì sao người ta lại dùng ống bourdon để chế tạo đồng hồ áp suất?
Tất tần tật mọi thứ về đồng hồ đo áp suất.
Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau.
Đầu tiên, ta sẽ cùng tìm hiểu:

Đồng hồ đo áp suất là gì?

Nói một cách đơn giản thì đồng hồ đo áp suất là một thiết bị chuyên dụng dùng để đo và giám sát giá trị áp suất tại một vị trí nhất định. Giá trị áp suất sau khi đồng hồ đo được sẽ hiển thị trực tiếp trên mặt đồng hồ.
Người ta thường dùng đồng hồ đo áp suất cho các ứng dụng thông thường. Chẳng hạn như đo áp suất trên đường ống dẫn nước, khí, đo áp suất máy nén thủy lực, máy nén khí….
Ngoài ra, có những ứng dụng của đồng hồ đo áp suất trong đời sống hàng ngày mà có thể bạn ít nghĩ đến.
Ví dụ như là đồng hồ áp suất để đo huyết áp, đồng hồ áp suất trong các bình hàn gió đá, hoặc đồng hồ áp suất trong bình bơm hơi xe máy…

Cấu tạo đồng hồ đo áp suất:

Cấu tạo đồng hồ đo áp suất
Cấu tạo đồng hồ đo áp suất
Theo hình trên, ta có thể thấy được cấu tạo của đồng hồ đo áp suất bao gồm những thành phần chính sau:

  • Ống bourdon: thành phần quan trọng nhất của đồng hồ, được xem như “trái tim của đồng hồ”.
  • Mặt hiển thị: mặt chữ số màu trắng, có chữ số màu đen, làm bằng nhôm.
  • Kim đồng hồ: dùng để hiển thị giá trị áp suất trên mặt đồng hồ.
  • Socket: đây là phần tiếp xúc giữa đồng hồ và môi chất cần đo áp suất.
  • Bộ truyền động: bộ phận điều khiển kim đồng hồ di chuyển trên mặt đồng hồ. Bộ phận này nhận chuyển động từ ống bourdon và truyền đến kim đồng hồ.
  • Mặt kính quan sát: được làm bằng kính cường lực, giúp dễ quan sát.

Ngoài ra đồng hồ đo áp suất còn 1 bộ phận nữa, đó chính là nút chống quá áp. Bộ phận này sẽ đảm bảo đồng hồ không bị nổ khi bị quá áp.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất:

Nguyên lý chung nhất của đồng hồ đo áp suất là dựa trên việc giãn ra/co lại của ống bourdon.

Ống bourdon là gì?

Là một ống dài, có tiết diện ngang dẹt, hình tròn hay elip được làm từ các vật liệu như thép không gỉ hoặc phosphor đồng.  Vị trí là nằm phía trong của đồng hồ áp suất. Khi ống này giãn ra hay co lại dưới tác động của áp suất sẽ làm thay đổi giá trị áp suất trên mặt đồng hồ.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp suất:

Nguyên lý hoạt động đồng hồ áp suất
Nguyên lý hoạt động đồng hồ áp suất
Dựa vào hình trên, ta có thể chia quá trình đo áp suất thành 5 giai đoạn tương ứng với 5 số trên hình:

  • Giai đoạn (1): khi áp suất đi vào đồng hồ theo hướng mũi tên từ socket thì áp suất sẽ đi thẳng vào ống bourdon.
  • Giai đoạn (2): khi áp suất đi vào ống bourdon sẽ làm giãn ống bourdon và kéo ống bourdon chuyển động theo hướng mũi tên.
  • Tiếp theo đó là giai đoạn (3): khi ống bourdon giãn ra sẽ tác động đến bộ phận truyền động. Bộ phận truyền động sau đó sẽ di chuyển theo hướng mũi tên.
  • Giai đoạn (4): phần truyền động này sẽ nối với 1 bánh răng. Khi đó, bánh răng sẽ chuyển động theo hướng mũi tên.
  • Ở giai đoạn (5): phần bánh răng sẽ nối với 1 lò xo. Lò xo này sẽ làm cho kim đồng hồ quay theo hướng như mũi tên.

Khi nào thì ống bourdon bị hư/hỏng?

Bởi vì ống bourdon thường xuyên co lại/giãn ra tùy theo áp suất đi vào. Nên khi sử dụng lâu dần sẽ mất đi độ đàn hồi. Khi đó, đồng hồ cũng sẽ bị tăng sai số. Và khi đó cũng là lúc ta cần phải thay đồng hồ mới.
Tuy nhiên là bạn cũng không cần bận tâm. Bởi vì để ống bourdon giãn ra hoàn toàn thì phải mất 1 thời gian khá lâu.

Vì sao có đồng hồ đo áp suất giá cao và đồng hồ đo áp suất giá thấp?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của đồng hồ đo áp suất. Trong đó một vài nguyên nhân có thể là:

  • Vật liệu chế tạo ống bourdon:

Như mình đã đề cập phía trên, ống bourdon được xem như là “trái tim của đồng hồ”. Vì thế đối với các thương hiệu đồng hồ chuẩn thì ống bourdon thường được làm bằng inox để có độ bền và độ chính xác cao.

  • Cấp chính xác của đồng hồ áp suất:

Ít ai để ý đến cấp chính xác của đồng hồ áp suất. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng 1 phần đến giá của đồng hồ áp suất. Thông thường thì các loại đồng hồ áp suất chuẩn Châu Âu/G7 đều có cấp chính xác là 1% đối với mặt 100mm và 1,6% đối với mặt 63mm.
Trên đây là những chia sẻ của mình về cấu tạo của đồng hồ đo áp suất cũng như là nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích.
Nếu có gì sai sót thì bạn có thể comment phía bên dưới để góp ý giúp mình nha.
Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này.
Chúc bạn thành công!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách lắp đặt đồng hồ áp suất nước

Tóm tắt nội dung1 Đồng hồ đo áp suất là gì – Đồng hồ áp suất nước là sao?1.1 Đồng hồ đo áp suất nước là sao?1.2 Vì sao lại dùng đồng hồ đo áp suất nước?2 Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất nước:2.1 Thang đo của đồng hồ:2.2 Môi […]

Kiểm định, hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là làm gì?

Tóm tắt nội dung1 Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là gì?1.1 Kiểm định đồng hồ áp suất là gì?1.2 Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là gì?2 Vì sao ta phải kiểm định, hiệu chuẩn?2.1 Kiểm định đồng hồ áp suất để làm gì?2.2 Vì sao phải hiệu chuẩn đồng hồ áp […]

Kính an toàn là gì? Kính cường lực khác kính dán ra sao?

Tóm tắt nội dung1 Kính an toàn là gì?1.1 Vì sao lại dùng kính an toàn?1.2 Tiêu chuẩn kính dán an toàn:2 Ứng dụng của kính an toàn:2.1 Chế tạo đồng hồ đo áp suất:2.2 Dùng trong cửa nhôm, kính:2.3 Chế tạo cửa kính ô tô:2.4 Dùng làm mặt dựng kính nhà cao tầng:3 Các […]