Trước khi lắp đặt một đồng hồ áp suất, ta phải đem đồng hồ đi kiểm định. Và sau một thời gian sử dụng (thông thường là 1 năm); ta lại phải đem đồng hồ áp suất đi hiệu chuẩn. Vậy bạn có biết tại sao ta lại phải kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất không?

tem kiểm định đồng hồ áp suất
Tem kiểm định đồng hồ áp suất
Và mục đích của việc kiểm định, hiệu chuẩn này là gì? Có bắt buộc phải kiểm định đồng hồ trước khi lắp đặt không?
Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau!

Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là gì?

Thực chất thì đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau; 1 là hiệu chuẩn và 2 là kiểm định.
Kiểm định là khi ta mua thiết bị đo áp suất về, trước khi lắp đặt, ta cần phải đem đi kiểm định. Mục đích của nó là đảm bảo những thông số của đồng hồ đều đúng theo yêu cầu.
Còn hiệu chuẩn là ta sẽ chỉnh sửa lại độ chính xác của đồng hồ. Sau một thời gian sử dụng, đồng hồ sẽ bị tăng sai số; hiệu chuẩn là cách …. tân trang lại. Nó sẽ giúp đồng hồ đạt đúng độ chính xác như ban đầu.
Sau đây ta sẽ đi vào từng khái niệm riêng biệt:

Kiểm định đồng hồ áp suất là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì kiểm định là một quá trình kiểm tra, đánh giá độ chính xác của thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt sử dụng cho các hệ thống.
Như ta đã biết, những thông số liên quan đến áp suất và nhiệt độ trong nhà máy là rất nhạy cảm. Bởi vì chỉ cần một sai số nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Đồng hồ áp suất Stiko
Đồng hồ áp suất Stiko với cấp chính xác là 1%
Vì thế, nếu độ sai số của đồng hồ áp lực vượt quá giới hạn cho phép thì thiết bị không đạt. Trong trường hợp này, ta phải hiệu chuẩn lại hoặc sản phẩm khác.
Đối với nhưng dây chuyền nhà máy lớn, việc kiểm định đồng hồ áp suất gần như là một yêu cầu bắt buộc trước khi lắp đặt. Mục đích của việc làm này là nhằm đảm bảo cho hiệu quả sản xuất; cũng như hạn chế rủi ro do thiếu an toàn.

Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là gì?

Khác với kiểm định, hiệu chuẩn là việc xác định độ chính xác cũng như đảm bảo đồng hồ áp suất hoạt động với độ chính xác mong muốn.
Thực ra thì hiệu chuẩn đồng hồ là một hoạt động gần như là tự nguyện. Bởi vì bạn có thể lựa chọn có hiệu chuẩn hay không. Điều này không có ảnh hưởng nhiều đối với các loại đồng hồ có độ chính xác thông thường.
Tuy nhiên đối với các dây chuyền nhà máy lớn hoặc các nhà máy sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao với các sản phẩm là hóa chất, hóa dầu có nguy cơ gây nguy hiểm tới tính mạng con người thì đây là một hoạt động thường xuyên, được giám sát chặt chẽ.

Vì sao ta phải kiểm định, hiệu chuẩn?

Mục đích chính của việc kiểm định và hiệu chuẩn là để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra thì các loại đồng hồ áp suất là loại thiết bị đo lường thuộc danh mục quy định phải kiểm định trước khi lắp vào sử dụng và định kỳ hàng năm phải kiểm định lại theo Luật đo lường năm 2011.
Vì thế, ta có thể thấy là đa phần các nhà máy lớn đều phải kiểm định để đảm bảo đúng luật.
Thực tế thì đối với các loại đồng hồ áp suất; sau khi xuất xưởng thì nhà sản xuất điều đã kiểm định và hiệu chuẩn hết rồi. Nhưng về tới Việt Nam, ta lại đem kiểm định lại để … phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam.

Kiểm định đồng hồ áp suất để làm gì?

Có một vài lý do mà ta phải đem đồng hồ áp suất đi kiểm định như:

  • Đảm bảo độ chính xác của đồng hồ đúng với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố.
  • Sau khi sửa chữa đồng hồ áp suất, ta phải đem đi kiểm định lại. Mục đích là để đảm bảo đồng hồ đang hoạt động ổn định sau khi sửa chữa.
  • Đảm bảo thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.

Vì sao phải hiệu chuẩn đồng hồ áp suất?

Như ta đã biết, cấu tạo đồng hồ áp suất dạng cơ là một ống lò xo ( hay còn được gọi là ống bourdon) với 1 đầu được nối với phần chân ren để đo áp suất. Đầu còn lại nối với các kim đồng hồ để chỉ giá trị áp suất đo được.
Có thể tham khảo thêm về cấu tạo đồng hồ áp suất tại địa chỉ:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp suất

Với cấu tạo như vậy thì sau một thời gian sử dụng, ống bourdon trong đồng hồ sẽ bị giãn ra. Từ đó sẽ làm tăng độ sai số của đồng hồ.
Và hiệu chuẩn chính là cách để làm giảm độ sai số của đồng hồ bằng cách điều chỉnh lại ống bourdon của đồng hồ.
Ngoài ra thì việc hiệu chuẩn còn có một vài tác dụng:

  • Xác định sai số của phương tiện đo từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.
  • Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo.

Vậy thì tóm lại, hiệu chuẩn là một quá trình giúp cho đồng hồ áp suất đảm bảo độ chính xác trong suốt quá trình hoạt động.
Thông thường sau 1 năm sử dụng; ta cần phải đem đồng hồ áp suất đi kiểm định lại 1 lần.

Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất
Cách hiệu chuẩn đồng hồ áp suất bằng bàn tạo áp

Kiểm định, hiệu chuẩn đồng hồ áp suất ở đâu?

Đối với các loại đồng hồ áp suất khi xuất xưởng đều đã được nhà sản xuất kiểm định và hiệu chuẩn. Sau khi hiệu chuẩn thì nhà sản xuất cấp cho một giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
Vì thế khi về đến Việt Nam, ta có thể sử dụng luôn chứng chỉ này để sử dụng.
Trong trường hợp cần kiểm định, hiệu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam, có thể liên hệ với các địa chỉ sau:

Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3:

Hay còn gọi tắt là Trung tâm kỹ thuật 3 (Quatest 3) là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đây được xem là một nơi chuẩn nhất cho bạn khi cần kiểm định; hiệu chuẩn bất kỳ một thiết bị đo lường nào.

Trung tâm kiểm định công nghiệp II:

Đây là cơ quan được chỉ định thực hiện việc kiểm định nhà nước đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Trung tâm này chuyên hiệu chuẩn, hiệu chỉnh các thiết bị đo lường áp suất : đồng hồ áp suất, chênh áp suất, các thiết bị điều khiển, các thiết bị chuyển đổi tín hiệu : áp suất, lưu lượng…​
Ngoài ra thì ta còn thấy có rất nhiều các Trung tâm kiểm định; cũng như các Công ty chuyên về kiểm định thuộc cá nhân; nhưng được chứng nhận bởi các cơ quan nhà nước.

Quy trình kiểm định đồng hồ áp suất:

Để kiểm định cũng như hiệu chuẩn được đồng hồ áp suất; người ta thường dùng đến 1 thiết bị được gọi là bàn tạo áp suất (Comparision test pumps). Để dễ hình dung, ta hãy xem qua hình sau:

bàn tạo áp hãng Stiko
Bàn tạo áp của hãng Stiko – Hà Lan
Hình trên là thiết bị được gọi là bàn tạo áp của hãng Stiko – Hà Lan. Mục đích của bàn tạo áp này là tạo ra áp suất cần thiết để kiểm định thiết bị.
Đầu tiên, đồng hồ áp suất sẽ được lắp vào vị trí bên phải bàn tạo áp ( phần màu vàng đồng trên hình). Ở phía bên trái, người ta ta sẽ lắp 1 đồng hồ áp suất chuẩn ( pressure test gauge) hoặc 1 đồng hồ áp suất điện tử.
Cần nói thêm, đồng hồ áp suất chuẩn là một loại đồng hồ có độ chính xác rất cao. Thông thường sai số của nó là 0,25 %. Và đồng hồ áp suất điện tử thường có độ sai số là chỉ khoảng 0,2%.
Sau khi lắp 2 đồng hồ vào bàn tạo áp; người ta sẽ xoay cái vòng xoay để tạo ra áp suất cần thiết. Ví dụ khi ta kiểm định đồng hồ áp suất 0-10 bar; thì bàn tạo áp này sẽ tạo ra 1 áp suất tương ứng là 10 bar.
Khi so sánh giá trị đo được trên đồng hồ cần kiểm định (bên phải) và đồng hồ áp suất chuẩn (bên trái), ta sẽ biết được độ chính xác của đồng hồ cần kiểm định.
Trên đây là những chia sẻ của mình về việc kiểm định, hiệu chuẩn đồng hồ áp suất.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.
Xin cảm ơn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN