Cảm biến áp suất là gì? Các loại cảm biến áp suất?

Cảm biến áp suất là gì

Dòng cảm biến áp suất có tên tiếng anh là pressure sensors là một dụng cụ dùng để cân bằng một lực ở dạng lỏng hoặc khí ( Nước, dầu thủy lực, khí nén, áp suất không khí, gas…) truyền trên đường ống. Và tác động của áp lực này phụ thuộc vào bơm hoặc máy nén khí hoặc các bình khí nén. Đồng thời; lực tác động vào màng cảm biến sẽ chuyển đổi thành tín hiệu dòng điện dao động từ 4-20mA hoặc điện áp 0-5V / 0-10V

cảm biến áp suất là gì
Cảm biến áp suất là gì ? Làm sao hiển thị tín hiệu áp suất để áp sát

Ứng dụng cảm biến áp suất

Cảm biến đo áp suất được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp. Chuyên sử dụng để điều khiển áp suất nhằm mục đích cân bằng áp suất đường ống. Dưới đây là một số ứng dụng cảm cảm biến đo áp suất

Cảm biến đo áp suất lò hơi

Tại các khu vực đường ống trong lò hơi; cũng cần lắp cảm biến áp suất đo áp lực hơi nóng để điều khiển mức hơi nóng ổn định sử dụng cho các thiết bị khác

cảm biến áp suất lò hơi
Cảm biến nhiệt khi đo áp suất khí trong lò hơi nhiệt độ cao

Nhưng trong trường hợp này; cảm biến áp lực sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao buộc ta phải sử dụng ống siphon. Vậy ống siphon là gì ? Ta tham khảo bên dưới:

Lắp kèm theo một ống sắt dạng uốn tròn inox hoặc đồng ( ống siphon) để dòng hơi nóng đi qua đó sẽ giảm nhiệt độ trước khi di chuyển tới tạo lực vào màng cảm biến

Thường thì một vài loại ống xiphon có thiết kế giảm nhiệt lên tới 400 oC nên hầu hết các loại cảm biến đo áp suất trong lò hơi phải luôn kèm theo ống này để đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho thiết bị

Cảm biến đo áp suất khí – khí nén

Người ta lắp cảm biến  đo áp suất tại các đường ống dẫn khí hoặc các máy nén khí nhằm mục đích hiệu chỉnh áp lực khí luôn ở mức ổn định tránh tình trạng quá áp khí hoặc tụt áp khí

cảm biến áp suất máy nén khí
Cảm biến đo áp lực khí để hiệu chỉnh máy nén cho ra áp lực khí chính xác nhất

Ví dụ:

Một máy ép nhãn khi có đủ lực nó mới ép được. Tuy nhiên; trong trường hợp lượng khí nén tạo áp lực không đủ dẫn đến bàn mâm ép bị tụt xuống làm không có đủ lực để ép nhãn trên các sản phẩm.

Chính vì vậy; lắp thiết bị đo áp suất khí vào chẳng hạn khí cần duy trì ở mức 160-170 bar. Thì chắc chắn ở mức dưới 160 bar sẽ không đủ khí tạo lực. Lúc này; bộ điều khiển tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất sẽ báo và mở bình khí nén cho lượng khí nạp vào

Cảm biến áp suất âm cho quạt hút

cảm biến áp suất chân không
Cảm biến đo áp suất chân không dùng cho quạt hút, bơm hút nước

Đo áp suất âm tức là đo áp suất lực hút của quạt gió, bơm nước để giám sát hoặc điều khiển. Các dãy đo âm tiêu chuẩn thông thường như -1…0 kg/cm2 | -1….3 kg/cm2 | -1….24kg/cm2……

Đây là dòng cảm biến trái ngược với dòng cảm biến áp suất tuyệt đối và mặc dù dùng không phổ cập nhưng lại rất quan trọng đối với các khu vực quạt hút; hoặc bơm điều khiển hút chất lỏng. Vì vậy giá thành các thiết bị này không rẻ như các dòng cảm biến áp suất thông dụng

Cảm biến áp suất nước điều khiển bơm 

cảm biến áp suất điều khiển bơm trên đường ống nước
Cảm biến áp suất 4-20mA đấu vào bộ chuyển đổi rơ le điều khiển bơm trên đường ống nước

Ví dụ:

Bơm nước trên đường ống nhỏ có gắn cảm biến đo áp suất. Nếu muốn áp lực nước trên đường ống chảy nhỏ thì ta giảm mã lực vận hành của bơm. Muốn tăng áp lực lên thì ta tăng mã lực cho bơm

Tuy nhiên; nếu áp lực bơm quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ ống nước. Và cảm biến áp suất có nhiệm vụ cảnh báo nếu áp suất đường ống vượt áp hoặc áp lực quá thấp không đẩy dòng nước trong ống lên các tòa nhà cao tầng

Cảm biến đo lực dầu bôi trơn – dầu thủy lực

Các thang đo cảm biến áp suất thủy lực thường dùng như 100 bar , 160 bar, 200 bar, 400 bar và 600 bar. Có nơi thì sử dụng đơn vị là kg/cm2. Tuy nhiên; cũng không quan trọng lắm bạn có thể lên tra bảng quy đổi áp suất để quy đổi chúng thành đơn vị áp suất chuẩn Châu Âu là Bar

cảm biến áp suất dầu thủy lực
Cảm biến đo áp suất dầu thủy lực phạm vi 0-160 bar trong các máy nén khí

Máy nén thủy lực bên trong sẽ thiết kế 1 ống xilanh tích hợp dầu thủy lực nhằm tạo một lực đẩy có áp suất vừa đủ để uốn các vật thể bằng kim loại; ép bùn, ép rác thải, ép chất dẻo với công suất lên tới 10 tấn, 100 tấn….

Thông thường; các loại cảm biến này gắn tích hợp trên máy nén thủy lực dùng để đo áp suất dầu thủy lực bên trong máy nhằm hiểu chỉnh áp suất để duy trì máy ép hoạt động hiệu quả

Cảm biến áp suất chống cháy nổ cho khí – gas

cảm biến áp suất chuẩn atex
Thiết bị đo áp suất dùng cho môi trường dầu khí – gas tiêu chuẩn chống cháy nổ Atex

Chống cháy nổ ở đây không phải là cho dù cháy nổ thiết bị vẫn không bị cháy. Mà chuẩn chống cháy nổ Atex cho cảm biến áp suất khi điện bị chập thiết bị mặc dù hư nhưng bản thân nó gần như không phát tia lửa điện gây cháy nổ khu vực có các tác nhân dễ cháy như khí ni tơ, gas….

Các loại cảm biến áp suất

Hiện tại có 5 dòng thiết bị áp suất trên thị trường. Trong đó; 4-20mA được xem là dòng output từ cảm biến được sử dụng khá rộng

Cảm biến áp suất 4-20ma

Cảm biến suất tín hiệu ra 4-20mA dạng 2 dây thường có kết nối ren G1/2. Thiết bị sử dụng nguồn cấp 24V

Ưu điểm của cảm biến áp suất 4-20mA

  • Dễ thay thế khi thiết bị hư hỏng bất chợt đảm bảo nhà máy luôn duy trì hoạt động liên tục
  • Giá thành rẻ hơn các loại cảm biến áp lực khác
  • Tín ổn định của dòng 4-20mA output ra từ cảm biến rất cao
  • Hầu hết HMI, PLC, Bộ điều khiển, biến tần….. đều đọc được tín hiệu này

Công tắc áp suất đá relay

Là dòng cảm biến áp suất tín hiệu ra relay điều khiển dạng on/off . Đây là phương pháp sử dụng dòng cảm biến áp suất thông dụng kết hợp với bộ điều khiển áp suất

công tắc áp suất nước
Cảm biến áp suất truyền tín hiệu về bộ điều khiển áp suất đa rơ le điều khiển bơm nước
Nguyên lý hoạt động như sau: Giả sử cảm biến áp suất 2 dây tín hiệu ra 4-20ma đo trong phạm vi 0-40 bar. Người dùng muốn ở mức 35 bar phải hiệu chỉnh tăng áp và tới 40 bar phải ngưng áp không cho vượt quá
Trong trường hợp này; ta calip 2 điểm đóng mở relay trên bộ điều khiển áp suất sau đó đấu vào biến lắp vào đo

Cảm biến áp suất 0-5V / 0-10V

Nhược điểm cảm biến áo suất 0-5V / 0-10V

Vì các dòng thiết bị này có trên thị trường là do ngày xưa hay dùng. Và các máy móc như máy ép;máy khí nén khi chế tạo bên nước ngoài họ thường tích hợp sẵn tín hiệu ra cho cảm biến dạng output 0-5v ; 0-10v vì thế khi về Việt Nam sử dụng trong thời gian dài bị hư hỏng nên nhà máy cần thay thế đúng loại này

Chính vì vậy 2 dòng này gần như không có ưu điểm gì nổi trội. Về nhược điểm:

  • Nhiều trường hợp lắp tín hiệu bị chập chờn, tính chính xác không chuẩn do ảnh hưởng nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc các thiết bị gây nhiễu
  • Khi gặp sự cố phải chờ đặt hàng thay thế trong vòng 4-6 tuần. Dẫn đến làm chậm tiến độ sản xuất
  • Giá thành cao hơn các dòng 4-20mA

Giải pháp thay thế khi bị hư là dùng cảm biến đo áp suất 4-20mA thông qua bộ chuyển đổi 4-20mA đưa về 0-5V hoặc 0-10V

Cảm biến áp suất modbsu rs485

Mô hình truyền thông rs485 rất thích hợp cho những nhà máy lớn hiện nay. Khi mà họ muốn nâng cấp cải tạo hệ thống sản xuất lên mức giám sát trên internet

Thực tế; cảm biến áp suất tín hiệu ra rs485 bắt nguồn từ việc output các analog từ cảm biến đấu về 1 bộ chuyển đổi cho ra tín hiệu truyền thông rs485 dạng 2 dây với độ chính xác cao; thời gian đáp ứng nhanh và phạm vi truyền xa 1200m

Kết nối cảm biến áp suất 2-3-4 dây với PLC | Biến tần

Vì dòng cảm biến output 4-20mA là dòng tiêu chuẩn có độ tin cậy cao nên ở ví dụ này chúng ta quan tâm chính về cách đấu dây output dạng 2 dây tín hiệu đầu ra

kết nối cảm biến áp suất với plc s7200
Cách đấu dây cảm biến áp suất 2 dây tín hiệu 4-20mA với biến PLC của siemen
Cảm biến áp suất đấu vào biến tần hay PLC đều có chung một nguyên lý nối vòng như nhau theo sơ đồ trên

Lưu ý khi chọn cảm biến áp suất

Nếu chú ta chú ý và cẩn thận thì việc chọn các loại cảm biến áp lực nước – khí – dầu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất rất dễ dàng. Ta chỉ cần quan tâm một vài yếu tố sau:

  • Cảm biến đo cho khí – lỏng là dạng gì ( Chất lỏng dạng nước sạch, nước thải; hay sữa, dạng lỏng chứa tạp chất hoặc axit, …. Chất khí cũng vậy ăn mòn hay không bị ăn mòn )
  • Nhiệt độ lưu chất cần đo như thế nào ( Dưới 60 oC hay trên 60 oC )
  • Phạm vi mà cảm biến đo áp suất chất lỏng là bao nhiêu ( 0-4 bar; 0-10 bar hay 0-25 bar…)
  • Phần kết nối cơ khí thiết bị đo áp suất có bước ren bao nhiêu mm hoặc có kết cấu mặt bích không
  • Độ chính xác bạn cần trong môi trường đo này tỷ lệ bao nhiêu % ( Vì đôi lúc nhiều môi trường cần độ chính xác rất cao)
  • Thiết bị đo áp lực có tích hợp màn hình hiển thị hay không ?
  • Tín hiệu ra là dòng analog hay relay điều khiển đóng mở

Tại sao không nên dùng cảm biến áp suất giá rẻ

Thực tế; nếu một nhà máy hoạt động năng suất tốt. Chiều hướng kinh doanh đang đi lên thì chúng ta không nên sở hữu các loại cảm biến áp suất giá rẻ xuất xứ từ hàn quốc, trung quốc hoặc korea như cảm biến áp suất của các hãng danfoss,sensys…. Bởi:

  • Độ tin cậy không cao
  • Cảm biến sử dụng được vài tháng hay bị vấn đề hoặc hư hỏng
  • Kỹ thuật tư vấn hỗ trợ không được tốt
  • Đặc biệt; vấn đề đổi trả hay bị dây dưa qua lại làm mất thời gian hoặc thậm chí họ sẽ không bảo hành cho bạn…..

Các hãng cảm biến áp suất uy tín hiện nay:

Cảm biến áp suất Wika ( G7)

cảm biến áp suất wika
Cảm biến đo áp suất hãng wika model A-10, S-10, A-16, A-25…

Dòng wika là một thương hiệu của Đức có từ khá lâu tại Việt Nam chuyên về các dòng đồng hồ áp suất và cảm biến áp suất với độ chính xác cao

Cảm biến áp suất Endress+Hauser ( G7)

cảm biến áp suất Endress+Hauser
Cảm biến đo áp suất hãng Endress+Hauser model PMC41

Endress+Hauser cũng là thương hiệu xuất xứ Thụy sĩ. Là một thương hiệu nổi tiếng về các phương pháp đo mức chất lỏng chất rắn. Tuy nhiên; giá các thiết bị của thương hiệu này không hề rẻ nhưng bù lại độ chính xác rất cao và nhiều giải pháp tốt

Cảm biến áp suất BD-Sensor ( G7)

cảm biến áp suất màng bd-sensor
Cảm biến đo áp suất hóa chất dạng màng hãng BD-SENSOR
BD-Sensor là một hãng lớn của đức nổi trội với các dòng đo mức thủy tĩnh có độ chính xác rất cao.
Còn đối với dòng cảm biến đo áp suất thì hãng BD-Sensor rất mạnh về các dòng cảm biến đo áp suất dạng bọc lớp màng dùng trong các trường hợp đo hóa chất, axit, các chất lỏng dạng sệt….

Cảm biến áp suất Georgin ( G7)

cảm biến áp suất georgin
Các loại cảm biến đo áp suất SR1 hãng georgin model SR13002A00 , SR1E002A00, SR1Q002A00…

Thật ra; Georgin là một hãng xuất xứ Pháp có tầm ảnh hưởng rất lớn tại thị trường Châu Âu. Còn ở Việt Nam mới chỉ phát triển trong 3 năm trở lại đây.

Cảm biến áp suất hãng Georgin có ưu điểm là độ chính xác cao – Ổn định – Bền và hầu như có sẵn các dãy đo trong kho để thay thế

Không thua kém Endress+Hauser. Thằng Georgin có nhiều giải pháp hay trong đo nhiệt độ, áp suất và đo mức chất lỏng

Cảm biến áp suất Keller ( EU)

cảm biến áp suất keller
Cảm biến đo áp suất nước hãng Keller model PA-21Y

Keller là dòng thương hiệu của thụy sỹ nhưng công nghệ của nó lại bắt nguồn từ trung quốc; và đôi lúc sử dụng bị chập chờn hay bị bảo hành. Tuy nhiên; dùng cũng ok và đặc biệt giá thành khá tốt so với các dòng G7

Cảm biến áp suất huba ( EU)

cảm biến áp suất huba
Cảm biến đo áp suất hãng huba

Cũng là dòng cảm biến áp suất của thụy sỹ chịu nhiệt cao nhưng giá thành không rẻ so với các hãng G7. Điểm yếu của thằng này là hàng ít khi có sẵn

BẢNG GIÁ CẢM BIẾN ÁP SUẤT HÃNG EU/G7

Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hưng Phát

Số 12 – A2 Rosita Khang Điền, Phường Phú Hữu, Quận 9, TPHCM

Tư vấn kỹ thuật: 0987 0983 11 – Mr. Triết

Mail: triet.nguyen@huphaco.vn

Tham khảo thêm:

Cấu tạo của cảm biến áp suất?

cấu tạo cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất có cấu tạo như thế nào

Dựa vào hình trên, ta có thể thấy được cảm biến áp suất có cấu tạo bao gồm các thành phần sau:

  • Process connection: đây là phần ren kết nối của cảm biến. Khi sử dụng, ta sẽ vặn phần này vào vị trí cần lắp đặt cảm biến.
  • Sensor: đây là bộ phận chính của cảm biến. Phần này thông thường sẽ là 1 lớp màng bằng Inox hoặc bằng sứ cực kỳ mỏng. Xung quanh phần màng này có rất nhiều các vi mạch có độ chính xác cực kỳ cao. Khi nhận được tín hiệu áp suất đầu vào, màng cảm biến sẽ chuyển tín hiệu về cho bộ xử lý.
  • Amplifier: đây là bộ xử lý trung tâm để xử lý tín hiệu áp suất được truyền về từ màng cảm biến. Đây là thành phần quan trọng của cảm biến áp suất, chỉ sau phần màng cảm biến.
  • Electrical connection: phần kết nối điện. Ta sẽ cấp nguồn cho cảm biến thông qua phần này. Thông thường ta sẽ có loại cảm biến áp suất có 2 chân kết nối, 1 chân dương (+) và 1 chân âm (-).

Trong đó, phần màng cảm biến và bộ xử lý trung tâm đóng vai trò quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng đến độ chính xác của cảm biến cũng như là giá thành của sản phẩm.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất?

nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất
Sơ đồ cảm biến áp suất hoạt động như thế nào

Theo như hình trên, giả sử khi áp suất dương (+) đưa vào thì lớp màng sẽ căng lên từ trái sang phải, tức là tín hiệu áp suất lực đẩy. Ngược lại, khi đưa vào áp suất âm (-) thì lớp màng sẽ căng ngược lại, tức là áp suất hút.

Khi có áp suất tác động vào, lớp màng của cảm biến có chứa các vi mạch cực kỳ nhỏ và cực kỳ nhạy, sẽ cảm nhận được các giá trị áp suất này. Sau khi nhận tín hiệu, màng cảm biến sẽ truyền giá trị này về bộ xử lý trung tâm.

Sau khi xử lý dựa trên tỉ lệ biến dạng của màng cảm biến khi bị tác động, bộ xử lý trung tâm sẽ cho ra tín hiệu 4-20mA tương ứng. Và đây chính là giá trị áp suất mà cảm biến đo được.
Dĩ nhiên đây là chỉ là nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến áp suất thông thường. Loại này thường có sai số rơi vào khoảng 1% trở lại. Còn đối với các loại cảm biến áp suất có độ chính xác cao hơn thì nguyên lý hoạt động sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Hy vọng bài chia sẻ cảm biến áp suất là gì và chi tiết về nó sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn để có cái nhìn tổng quan trong khi lựa chon thiết bị