Cảm biến áp suất sau một thời gian sử dụng lâu dài bị hư hỏng hoặc tín hiệu truyền về không ổn định gây khó khăn khi giám sát tín hiệu áp suất. Đó là một trong số những điều mà chúng ta thường gặp phải khi sử dụng loại thiết bị cảm biến này. Đôi khi trong quá trình sử dụng; chúng ta không kiểm tra thường xuyên dẫn đến cảm biến áp suất bị hư mà chúng ta không biết, đến khi phát hiện ra thì chỉ còn cách là thay thế bằng thiết bị khác. Và để dự phòng các tình huống này có thể xảy ra thì có thể nhà máy đã có các sản phẩm trong kho sẵn để thay thế.
Tuy nhiên để giảm thiểu chi phí và phát hiện những lỗi ngoài ý muốn; ta nên biết cách kiểm tra khi cảm biến áp suất bị hư. Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số thông tin về cách kiểm tra để xem cảm biến áp suất đang sử dụng là bị hư hay bị lỗi?

Cảm biến áp suất dùng trong nhà máy?

Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất thường dùng trong các nhà máy
Hình trên chính là loại cảm biến áp suất để đo áp suất nước; khí…thường được dùng trong các nhà máy. Hình dạng bên ngoài có thể khác nhau nhưng đều có chung nguyên lý làm việc.
Những loại cảm biến áp suất này thường có tín hiệu output là 4-20mA để truyền trực tiếp về PLC hoặc biến tần để điều khiển.

Cách kiểm tra cảm biến áp suất bị hư hay vẫn còn dùng tốt?

Có nhiều cách để kiểm tra cảm biến áp suất có đang hoạt động tốt hay bị lỗi, mình xin chia sẻ 2 cách sau:

Kiểm tra cảm biến áp suất bị hư bằng PLC, biến tần:

Cách đầu tiên và đơn giản nhất là ta kết nối thiết bị này vào PLC để giám sát tín hiệu output 4-20mA của cảm biến. Nếu tín hiệu output cho ra ổn định dưới mức 20mA và cao hơn mức 4mA thì cảm biến áp suất đó đang hoạt động tốt.
Còn ngược lại, nếu tín hiệu 4-20mA output cao hơn 21mA hoặc nhỏ hơn 3. 5mA thì chứng tỏ rằng cảm biến áp suất đang bị lỗi hoặc bị hư.

Kiểm tra cảm biến áp suất bằng thiết bị đo tín hiệu 4-20mA:

Cũng giống như cách 1; phương pháp này cũng có chung nguyên lý là giám sát tín hiệu 4-20mA output của cảm biến. Nhưng với cách này; ta sẽ đo trực tiếp tín hiệu 4-20mA output của cảm biến áp suất.
Đầu tiên ta phải có thiết bị đo tín hiệu 4-20mA hoặc thiết bị kiểm tra tín hiệu 4-20mA. Tốt nhất chúng ta nên chọn loại tích hợp có khả năng đo trực tiếp tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất mà không dùng nguồn ngoài để tiện trong việc kết nối – kiểm tra .

Trước khi kết nối cảm biến áp suất với thiết bị đo tín hiệu 4-20mA:

Để kiểm tra tín hiệu 4-20mA, ta có thể dùng bộ kiểm tra tín hiệu 4-20mA Seneca TEST-4. Đây là thiết bị chuyên dụng cầm tay để đo tín hiệu 4-20mA. Điểm đặc biệt của thiết bị này là có thể đo được tín hiệu 4-20mA có nguồn và không nguồn (active và passive), điều này có rất ít hãng có thể làm được.
Ngoài ra thiết bị này còn có khả năng là đo tín hiệu 4-20mA mà không cần cấp nguồn 24V từ bên ngoài, rất tiện lợi.Có thể xem thông tin sản phẩm tại địa chỉ sau:

Bộ đo dòng 4-20mA Seneca TEST-4

Bộ đo dòng 4-20mA Seneca TEST-4
Bộ kiểm tra tín hiệu 4-20mA Seneca TEST-4 trước khi kết nối cảm biến áp suất
 

Sau khi đã kết nối cảm biến áp suất với thiết bị đo tín hiệu 4-20mA:

bộ đo tín hiệu 4-20mA
Sau khi kiểm tra tín hiệu 4-20mA
Theo hình trên, tín hiệu output 4-20mA của cảm biến áp suất đang có giá trị là 3,987mA; điều này nghĩa là cảm biến áp suất đang còn hoạt động tốt.
Trường hợp tín hiệu 4-20mA suy giảm xuống mức dưới 3,5mA hoặc cao hơn mức 21mA; nghĩa là cảm biến áp suất đã bị hư.
Đây là cách đo tín hiệu 4-20mA output không nguồn. Đối với các loại thiết bị cảm biến có tín hiệu 4-20mA output ra là có nguồn; ta chỉ cần đảo cực của 2 que đo là có thể đo được.
Trên đây là những chia sẻ của mình về cách kiểm tra khi cảm biến áp suất bị hư. Khi chúng ta biết cách kiểm tra thì chúng ta có thể kiểm tra lại các thiết bị cảm biến áp suất trong nhà máy của mình để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định hơn. Chúc mọi người thành công.
Cần thêm thông tin hoặc cần tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Nguyễn Vũ Minh Triết
Mobile: 0987 0983 11 
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
Web: donghodoapsuat.vn & cambiendo.vn
Hy vọng là bài viết sẽ giúp ích được cho mọi người. Nếu có gì thắc mắc hãy liên hệ với mình nha.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cảm biến áp suất nước Georgin SR1

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến áp suất nước:1.1 Ưu điểm cảm biến áp suất nước GEORGIN:1.2 Thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất nước:1.2.0.1 Thông số Cảm biến áp suất nước SR1 của hãng Georgin2 5 lưu ý khi chọn mua [cảm biến áp suất nước]:2.1 Thang đo áp suất:2.2 Môi trường […]

Cảm biến áp suất chân không của Pháp tiêu chuẩn G7

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến áp suất chân không SR1 của hãng Georgin-Pháp:1.1 Thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất chân không:1.2 Các lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất chân không SR1:1.3 Thông tin liên hệ: Với dải đo khác các loại cảm biến áp suất thông thường, cảm […]

Cảm biến đo áp lực quạt hút

Cảm biến đo áp lực quạt hút DMP 343 dùng để đo áp suất quạt hút áp suất trong các đường ống, Cảm biến đo áp lực quạt hút dùng trong các hệ thống làm lạnh , hơi, lò hơi hay các lò thổi nhiệt trung gian. Cảm biến đo áp lực quạt hút DMP 343 […]