Tóm tắt nội dung

 
Như bạn cũng biết là hiện nay nền công nghiệp tự động hóa đang rất phát triển. Trong nhà máy sản xuất hiện nay việc sử dụng các loại cảm biến để giám sát, xử lý tín hiệu đang ngày càng trở nên phổ biến. Và đi cùng với việc nhiều thiết bị được sản xuất là sẽ có nhiều chuẩn tín hiệu khác nhau. Để các thiết bị này hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thì bạn phải dùng thêm 1 thiết bị trung gian để giao tiếp. Đó chính là những bộ chuyển đổi tín hiệu, và đại diện chính là bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca của Italy.

Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca
Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca
Vậy thì những bộ chuyển đổi tín hiệu này đóng vai trò như thế666 nào? Có bao nhiêu loại bộ chuyển đổi tín hiệu?
Hãy cùng tìm hiểu cùng mình sau đây!

Bộ chuyển đổi tín hiệu là gì?

Đây là một thiết bị đóng vai trò trung gian giữa các thiết bị cảm biến như cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến đo mức nước….

bộ chuyển đổi tín hiệu
Ứng dụng của bộ chuyển đổi tín hiệu
Đối với các loại cảm biến khác nhau sẽ cho ra các loại tín hiệu output khác nhau. Ví dụ:

  • Cảm biến nhiệt độ Pt100 cho ra tín hiệu output dạng điện trở (Ω).
  • Cảm biến nhiệt độ can nhiệt (thermocouple), tín hiệu output dạng điện áp (mV)
  • Còn đối với cảm biến áp suất thì tín hiệu output dạng 0-10V hoặc 4-20mA.
  • Tương tự, đối với cảm biến đo mức nước, tín hiệu output là dạng 4-20mA hoặc PNP, ModBUS RTU.
  • … và còn rất rất nhiều các thiết bị khác nữa

Như bạn thấy đó, mỗi loại thiết bị sẽ có 1 tín hiệu output khác nhau. Và để chuẩn hóa các tín hiệu này về 1 chuẩn, người ta chế tạo ra các bộ chuyển đổi tín hiệu.

Có bao nhiêu loại tín hiệu được dùng trong nhà máy?

Tổng hợp lại, ta có khá nhiều các loại tín hiệu được dùng trong nhà máy như sau:

  • Tín hiệu PNP output từ các loại cảm biến đo mức nước.
  • Tín hiệu điện trở output từ cảm biến nhiệt độ Pt100.
  • Tiếp theo, tín hiệu điện áp (mV) output từ cảm biến nhiệt độ Can nhiệt (hay còn gọi là thermocouple).
  • Thêm vào đó là tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V từ các loại cảm biến áp suất.
  • Tín hiệu dạng xung output từ các loại đồng hồ đo lưu lượng nước.
  • Hiện nay hot nhất dĩ nhiên là tín hiệu modBUS.

Tín hiệu nào được dùng nhiều nhất trong công nghiệp?

Khó có thể nói là tín hiệu nào được dùng nhiều nhất. Vì tùy theo loại thiết bị sẽ có những tín hiệu khác nhau. Tuy nhiên, có 2 tín hiệu được sử dụng nhiều hơn cả, đó là dạng analog như 4-20mA hoặc 0-10V.
Đây được xem là loại tín hiệu phổ biến nhất trong nhà máy khi hầu hết các bộ lập trình điều khiển như PLC, biến tần đều hỗ trợ loại tín hiệu này.
Còn 1 tín hiệu hiện nay đang hot nhất chính là tín hiệu dạng ModBUS được dùng trong mảng giám sát, điều khiển thiết bị trong mô hình IoT.

Vì sao nên dùng bộ chuyển đổi tín hiệu?

Có 2 nguyên nhân chính để chúng ta cần phải sử dụng các bộ chuyển đổi tín hiệu:

Chuẩn hóa tín hiệu output trong nhà máy:

Khi bạn cần đưa tất cả tín hiệu output của các thiết bị về dạng 0-10V hoặc 4-20mA để dễ quản lý tín hiệu. Hoặc có thể đơn giản là do các bộ lập trình điều khiển như PLC hoặc biến tần không nhận được tín hiệu trực tiếp từ các thiết bị.
Ví dụ: bộ PLC trong nhà máy của bạn không nhận được trực tiếp tín hiệu từ Pt100 chẳng hạn. Và bạn thì cần đưa tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ về PLC để lập trình, điều khiển. Thì thay vì bạn phải mua thêm 1 module tích hợp của PLC; bạn có thể dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ Pt100 sang 4-20mA để chuyển đổi.
Và đối với tín hiệu 4-20mA thì đa số các loại PLC đều có thể đọc được.

Giảm/tránh tình trạng tín hiệu bị nhiễu:

Tín hiệu output từ các thiết bị như điện trở hoặc mV có nhược điểm là rất dễ bị nhiễu khi đi qua biến tần hoặc mô tơ công suất lớn. Hoặc có thể là khi truyền tín hiệu đi xa, tín hiệu sẽ bị nhiễu.
Đặc điểm dễ nhận biết của việc nhiễu tín hiệu là tín hiệu sẽ bị chập chờn; các giá trị đưa về PLC liên tục thay đổi, không đọc được.

Tín hiệu 4-20mA khi bị nhiễu
Tín hiệu 4-20mA khi bị nhiễu
Khi gặp trường hợp này, đơn giản ta chỉ cần chuyển đổi tín hiệu này về dạng 4-20mA. Đặc điểm của tín hiệu 4-20mA là khi truyền đi xa không bị nhiễu. Giúp đảm bảo tín hiệu được truyền liên tục, ổn định.
Đối với các bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca lúc nào cũng được tích hợp thêm chế độ chống nhiễu. Tính năng này giúp ích rất nhiều cho việc truyền tín hiệu.

Có bao nhiêu loại bộ chuyển đổi tín hiệu?

Tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau; ta sẽ có từng bộ chuyển đổi tín hiệu khác nhau:

  • Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ sang 4-20mA
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở sang analog 4-20mA 0-10V
  • Chuyển đổi tín hiệu xung sang analog 4-20mA hoặc 0-10V
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog sang Modbus
  • Ngược lại, bộ chuyển đổi tín hiệu Modbus sang Analog
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu Digital sang Modbus
  • Bộ chuyển đổi và chia tín hiệu 4-20mA
  • Chuyển đổi tín hiệu Loadcell sang Analog 4-20mA hoặc 0-10V
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu Pt100 sang Modbus
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu Thermocouple sang Modbus
  • Chuyển đổi tín hiệu NTC sang Modbus
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu analog từ 4-20mA sang 0-10V hay ngược lại từ 0-10V sang 4-20mA

…. còn nhiều loại bộ chuyển đổi tín hiệu khác

Cách chọn đúng bộ chuyển đổi tín hiệu?

Để lựa chọn được 1 bộ chuyển đổi tín hiệu phù hợp với mục đích sử dụng, hãy lưu ý giúp mình một số điểm sau:

Tín hiệu input của thiết bị:

Giống như mình đã đề cập phía trên, việc quan trọng nhất khi lựa chọn bộ chuyển đổi tín hiệu chính là phải xác định rõ tín hiệu INPUT của bộ chuyển đổi tín hiệu mà mình cần dùng.
Và tùy theo tín hiệu input mà chúng ta sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Ví dụ:
Bạn cần chuyển đổi tín hiệu của Pt100 ra 4-20mA hoặc 0-10V thì ta nên chọn bộ chuyển đổi nhiệt độ T120, T121, K109PT hoặc các bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng như Z170REG-1 hoặc bộ chuyển đổi tín hiệu có relay Z109REG2-1.
Còn nếu bạn cần dùng nhiều tín hiệu intput vào thì có thể chọn những bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng. Những bộ này có thể nhận được hầu hết các tín hiệu input từ thiết bị, một số loại tiêu biểu như là Z170REG-1 và Z109REG2-1.

Tín hiệu output của thiết bị:

Bên cạnh tín hiệu input thì tín hiệu output cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị. Hiện nay tín hiệu output có 2 dạng thông dụng nhất là 4-20mA và 0-10V.
Tùy theo các thiết bị nhận tín hiệu ( như PLC, biến tần….) mà ta sẽ chọn bộ chuyển đổi phù hợp.

Độ sai số của bộ chuyển đổi tín hiệu:

Thông thường các bộ chuyển đổi tín hiệu đều có mức sai số ở vào khoảng 0,1% là lý tưởng nhất. Và khi chọn bộ chuyển đổi, ta nên chọn các thiết bị có sai số vào khoảng 0,1% để đảm bảo độ chính xác cho tín hiệu.

Các bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca tiêu biểu:

Có rất nhiều bộ chuyển đổi tín hiệu của hãng Seneca, có loại thì dùng chuyên biệt cho 1 tín hiệu input cụ thể. Cũng có loại có thể nhận được nhiều tín hiệu input (hay còn gọi là bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng). Có loại lại có tích hợp thêm các chức năng khác như cách ly chống nhiễu tín hiệu, chỉnh dòng analog.
Ở đây tình chỉ xin nói về những sản phẩm tiêu biểu của từng loại tín hiệu cũng như là những bộ chuyển đổi tín hiệu có khả năng đặc biệt.

Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ:

Có khả năng chuyển đổi được các loại cảm biến nhiệt độ như Pt100, Ni100 hoặc can nhiệt loại K, R, S, B…. Tín hiệu output là dạng 4-20mA hoặc 0-10V.

Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn trên cảm biến Seneca T120 và T121:

Đây là bộ chuyển đổi nhiệt độ được thiết kế đặc biệt riêng để gắn trên đầu cảm biến nhiệt độ. Nếu ta để ý kỹ thì trên đầu cảm biến nhiệt độ loại đầu dò có 1 khoảng trống. Đây chính là nơi để lắp bộ chuyển đổi nhiệt độ.
Đối với những bộ chuyển đổi gắn trên đầu cảm biến có 1 ưu điểm mà các loại khác không có được, đó chính là độ ổn định cao. Tín hiệu output được xử lý trực tiếp tại chỗ và chuyển sang dạng 4-20mA ngay lập tức. Sau đó tín hiệu 4-20mA mới được truyền đi. Điều này giúp cho tín hiệu luôn được ổn định, không bị sai khi truyền đi xa.

Bộ chuyển đổi nhiệt độ Pt100 Seneca T12o:

Loại này chỉ dùng được cho duy nhất loại cảm biến nhiệt độ Pt100 và Ni100. Ưu điểm của loại này là giá thành rẻ nhất so với các bộ chuyển đổi khác.

Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca T120
Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca T120
Đối với Pt100 và Ni100, bộ T120 có thể dùng cho Pt100 và Ni100 loại 2 dây, 3 dây và 4 dây. Độ chính xác là 0,1%.
Tín hiệu output của bộ chuyển đổi là dạng 4-20mA hoặc 20-4 mA.

Bộ chuyển đổi nhiệt độ Seneca T121:

Có ưu điểm hơn đối với bộ Seneca T120; bộ T121 ngoài nhận được tín hiệu từ Pt100 và Ni100; còn có thể nhận được tín hiệu input là cảm biến nhiệt độ can nhiệt loại K, R, S, B…

Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca T121
Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca T121
Ngoài ra thì bộ T121 còn có tích hợp cách ly chống nhiễu tín hiệu tại 1500 Vac đối với input/output. Điều này rất có ý nghĩa vì sẽ đảm bảo tín hiệu của chúng ta được ổn định hơn.

Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn trên tủ điện:

Loại này thường dùng chủ yếu là cho cảm biến nhiệt độ Pt100 loại dây hoặc cảm biến nhiệt độ can nhiệt loại dây. Với thiết kế riêng cho việc gắn trên các thanh rail tủ điện, ta có thể gắn nhiều bộ chuyển đổi tín hiệu với nhau để tiết kiệm diện tích.
Một số model tiêu biểu của dòng này như:

Bộ chuyển đổi nhiệt độ K1o9PT:
Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca K109PT
Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca K109PT
Đây là dòng sản phẩm chỉ có thể nhận được tín hiệu input là cảm biến nhiệt độ Pt100 dạng 2 dây; 3 dây, 4 dây. Một số ưu điểm của dòng sản phẩm này mà ta có thể nói đến như:

  • Cách ly tín hiệu 1500 Vac đối với tín hiệu input và output.
  • Tín hiệu output đa dạng: 0-10V, 0-5V, 1-5V, 4-20mA, 0-20mA.
Bộ chuyển đổi nhiệt độ K121:

Đây được xem như là dòng sản phẩm chuyển đổi tín hiệu đa năng khi có thể nhận được hầu hết các input: Pt100, Ni100, can nhiệt, mV, V, biến trở… và cho tín hiệu output dạng 4-20mA.

Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca K121
Bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca K121
Ngoài ra, bộ Seneca K121 còn có khả năng cách ly chống nhiễu tín hiệu tại 1500Vac đối với nguồn cấp/input/output.

Bộ chuyển đổi tín hiệu xung Seneca Z111:

Được dùng để chuyển đổi hầu hết các loại tín hiệu xung từ các thiết bị như đồng hồ đo lưu lượng; cảm biến đo mức….về dạng 4-20mA hoặc 0-10V.

Bộ chuyển đổi tín hiệu xung Seneca S111
Bộ chuyển đổi tín hiệu xung Seneca S111
Bộ này rất thích hợp cho các trường hợp bạn cần đưa tín hiệu xung về PLC/biến tần để lập trình điều khiển. Thay vì phải mua thêm model mở rộng cho PLC để nhận tín hiệu xung thì bạn có thể chọn bộ Seneca Z111 để tiết kiệm chi phí.

Bộ chia tín hiệu 4-20mA / 0-10V:

Trường hợp bạn có 1 tín hiệu intput đầu vào và muốn chia tín hiệu này thành 2 tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V độc lập với nhau. 1 tín hiệu đưa về bộ hiển thị, 1 tín hiệu đưa về PLC để lập trình điều khiển.
Vậy thì bạn phải làm sao?
Câu trả lời là ta sẽ dùng bộ chia tín hiệu với model Z170REG-1 của hãng Seneca.
Ngoài chia tín hiệu, bộ Seneca Z170REG-1 còn là 1 bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng khi có thể nhận được hầu hết các tín hiệu input như Pt100, TC (thermocouple), mV, mA, biến trở… và cho ra tín hiệu output dạng 4-20mA hoặc 0-10V.

Bộ chia tín hiệu analog Seneca Z170REG-1
Bộ chia tín hiệu analog Seneca Z170REG-1
Một ưu điểm của bộ chia tín hiệu Z170REG-1 là bạn có thể cài đặt bất kỳ giá trị nào trong khoảng giá trị đối với tín hiệu dạng 0-20mA hoặc 0-10V. Điều này rất có ích trong trường hợp; bạn cần test 1 tín hiệu input đầu vào có giá trị cụ thể mà không có bộ phát tín hiệu.
Ví dụ: bạn có thể cài đặt giá trị input là 5-20mA, 6-19mA, 7-14mA và 0-4V, 4-8V; 8-10V và tín hiệu ouput là 4-12mA, 2-20mA…. bất kỳ giá trị nào trong khoảng 0-20mA và 0-10V.

Bộ cách ly chống nhiễu tín hiệu:

Tín hiệu analog trong nhà máy rất thường bị nhiễu tín hiệu khi có các loại biến tần hoặc mô tơ công suất lớn hoạt động cùng lúc.
Điều dễ nhận thấy nhất của việc nhiễu tín hiệu là khi ta truyền tín hiệu về PLC sẽ xuất hiện tình trạng tín hiệu bị chập chờn, thường bị mất tín hiệu. Hoặc dễ nhìn thấy nhất là tín hiệu sẽ dao động liên tục, không ổn định.

Bộ cách ly chống nhiễu tín hiệu
Bộ cách ly chống nhiễu tín hiệu Seneca Z109REG2-1
Và điều bạn cần làm chính là lắp đặt thêm bộ cách ly chống nhiễu tín hiệu Seneca Z109REG2-1. Đây là bộ cách ly tín hiệu có khả năng cách ly tín hiệu tại 3750Vac tại nguồn cấp/input/output, 1 chuẩn cách ly tín hiệu cao mà có rất ít hãng có được.
Một ưu điểm của bộ cách ly chống nhiễu Z109REG2-1 là khả năng nhận được đa số các loại tín hiệu analog hiện nay. Tín hiệu output dạng 4-20mA, 0-10V và 1 tín hiệu relay để điều khiển.

Bộ chuyển đổi tín hiệu ModBUS RTU RS485:

Công nghệ IoT hiện nay đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Chính vì thế mà các bộ chuyển đổi tín hiệu ModBUS RTU đã và đang là mặt hàng “hot” của hãng Seneca.
Với bề dày phát triển và khả năng gia công sản phẩm thuộc hàng TOP của thế giới, hãng Seneca đang cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu này.

ứng dụng bộ chuyển đổi nhiệt độ ra modbus RTU
ứng dụng bộ chuyển đổi nhiệt độ ra modbus RTU trong quản lý nhiệt độ từ xa
Xét về tính năng thì ta có thể chia các bộ chuyển đổi tín hiệu ModBUS RTU ra thành 2 loại:

  • 1 loại là chuyên dụng cho 1 tín hiệu như Pt100 hoặc Thermocouple (can nhiệt).
  • Loại thứ 2 là loại có khả năng nhận đa năng tín hiệu analog đầu vào.

Bộ chuyển đổi nhiệt độ ra ModBUS RTU RS485:

Đại diện là 2 dòng sản phẩm Seneca Z-4RTD và Seneca Z-4TC với khả năng nhận tín hiệu input từ Pt100 và TC (thermocouple) sau đó chuyển sang ModBUS RTU RS485.

Bộ chuyển đổi Seneca Z-4RTD:

Có khả năng nhận được cùng lúc 4 tín hiệu từ Pt100 loại 2 dây, 3 dây, 4 dây và chuyển sang tín hiệu ModBUS RTU. Một ưu điểm khác của bộ chuyển đổi này là khả năng kết nối nhiều bộ với nhau bằng cách mắc nối tiếp các bộ chuyển đổi.

Bộ chuyển đổi Pt100 ra modbus RTU Seneca Z-4RTD2
Bộ chuyển đổi Pt100 ra modbus RTU Seneca Z-4RTD2
Số lượng tối đa có thể mắc nối tiếp của bộ Z-4RTD là 32 thiết bị; mỗi thiết bị nhận 4 tín hiệu từ Pt100. Nâng tổng số lượng Pt100 có thể kết nối lên tới 128 thiết bị.

Bộ chuyển đổi Seneca Z-4TC:

Tương tự như bộ Z-4RTD, bộ Z-4TC có thể nhận được 4 tín hiệu cùng lúc từ cảm biến nhiệt độ can nhiệt và chuyển sang ModBUS RTU RS485.

Bộ chuyển đổi thermocouple ra modbus RTU Seneca Z-4TC
Bộ chuyển đổi thermocouple ra modbus RTU Seneca Z-4TC
Tín hiệu output là dạng ModBUS RTU RS485 với khả năng truyền đi xa lên đến 1200m.

Bộ chuyển đổi analog ra ModBUS RTU RS485:

Có khả năng nhận được tín hiệu input dạng analog và chuyển sang ModBUS RTU. Loại này có ưu điểm hơn 2 loại trên là có thể nhận được tín hiệu dạng 4-20mA và 0-10V.

Bộ chuyển đổi analog ra modbus RTU
Bộ chuyển đổi analog ra modbus RTU 8 kênh Seneca Z-8AI
Tiêu biểu nhất trong dòng này là model Seneca Z-4AI có thể nhận cùng lúc 4 tín hiệu analog. Và loại Seneca Z-8AI có thể nhận cùng lúc 8 tín hiệu analog.

Bộ chuyển đổi và hiển thị tín hiệu:

Ví dụ bạn có 1 cảm biến áp suất hoặc 1 cảm biến mực nước chẳng hạn. Bạn cần hiển thị giá trị đo được để xem. Cách thứ 1 là bạn sẽ đưa về PLC để lập trình hiển thị. Tuy nhiên cách này khá là phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao.
Vậy thì có 1 cách đơn giản hơn là bạn chỉ cần dùng bộ hiển thị tín hiệu Seneca S311A-4-H. Đây là bộ hiển thị cơ bản có thể nhận được các tín hiệu input của Pt100; TC, mA, V, mV…. và hiển thị trên màn hình LED 4 chữ số hoặc 6 chữ số.

Bộ hiển thị tín hiệu Seneca S311A-4-H-0
Bộ hiển thị tín hiệu Seneca S311A-4-H-0
Bộ hiển thị này đặc biệt có tác dụng khi bạn cần quan sát tín hiệu tại chỗ. Thêm nữa là độ sai số của bộ hiển thị này chỉ có 0,1%; đảm bảo độ chính xác khi đọc giá trị.
Ngoài hiển thị thì dòng sản phẩm này còn có thêm model Seneca S311A-4-H-O có hỗ trợ output relay để điều khiển.

Tại Việt Nam, có thể mua bộ chuyển đổi tín hiệu Seneca ở đâu?

Seneca là một thương hiệu lớn từ Italy, 1 trong 7 nước thuộc G7. Vì thế về tiêu chuẩn công nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Hơn nữa là hãng Seneca đã có lịch sử phát triển hơn 30 năm; chất lượng đã được kiểm chứng. Hiện nay; sản phẩm của hãng Seneca cũng đã xuất hiện trong các dây chuyền của các nhà máy lớn như Vinamilk; Sonadezi, Bia Sai Gon…..
Tại Việt Nam, Công ty chúng tôi đang là đại diện độc quyền và duy nhất của thương hiệu Seneca. Và vì là đại diện độc quyền; chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng một sản phẩm chất lượng; đi cùng một mức giá cực kỳ ưu đãi.
Để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mục đích sử dụng của bạn;, hãy liên hệ với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Nguyễn Vũ Minh Triết
Sale Manager
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
Web: https://donghodoapsuat.vn và http://cambiendo.vn
Rất mong được hợp tác cùng bạn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ khuếch đại tín hiệu loadcell Z-SG

Tóm tắt nội dung1 Vì sao phải dùng bộ khuếch đại tín hiệu loadcell?1.1 Ưu điểm:1.2 Thông số kỹ thuật:1.3 Cách đấu dây:2 Bộ khuếch đại và điều khiển loadcell Seneca Z-SG2:2.1 Cải tiến của bộ Z-SG2 so với Z-SG:2.2 Thông số kỹ thuật bộ Seneca Z-SG2:2.3 [Báo giá nhanh] bộ khuếch đại tín hiệu […]

Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA Seneca Z109REG2-1

Tóm tắt nội dung1 Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA Z109REG2-1 của hãng Seneca-Italy:1.1 Ưu điểm bộ cách ly tín hiệu 4-20mA:1.2 Tín hiệu input/output của bộ cách ly tín hiệu 4-20mA:1.3 Thông số kỹ thuật bộ cách ly tín hiệu 4-20mA: Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA với mã hiệu Z109REG2-1 của hãng Seneca có thể nhận […]

Bộ cách ly tín hiệu 4-20ma chống cháy nổ

Tóm tắt nội dung0.1 Bộ cách ly tín hiệu 4-20ma chống cháy nổ xuất xứ Seneca, ITALY1 Bộ cách ly tín hiệu 4-20ma chống cháy nổ K121 có chức năng như sau: Bộ cách ly tín hiệu 4-20ma chống cháy nổ K121 , Seneca là một thiết bị đặc biệt có chức năng chống nhiễu […]