công tắc hành trình là gì? Ứng dụng và nguyên lý hoạt động? Đó là những nội dung mà mình muốn chia sẻ trong bài viết sau.

Công tắc hành trình là gì?

Trước tiên, đây là một loại công tắc có khả năng điều khiển đóng/ mở. Loại công tắc này được đặt tại một vị trí trên đường hoạt động của dòng điện hoặc một động cơ nào đó. Khi dòng điện hoặc động cơ hoạt động, đến vị trí của công tắc sẽ có sự thay đổi tín hiệu. Sự thay đổi đó có thể là ngắt tín hiệu, mở hoặc chuyển hóa cơ năng thành điện năng….
Vậy thì, công tắc hành trình là loại công tắc dùng để giới hạn hành trình của một bộ phận chuyển động. Mục đích của công tắc là chuyển đổi các chuyển động cơ thành tín hiệu điện.

Công tắc hành trình
Công tắc giới hạn hành trình
Một đặc điểm của loại thiết bị này là không lưu lại trạng thái. Nghĩa là khi không còn tác động thì sẽ quay về trạng thái ban đầu. Ví dụ như trong cửa cuốn gia đình, khi bạn bấm vào điều khiển, cửa cuốn sẽ chuyển động lên xuống, khi nhả nút ra thì sẽ dừng lại.

Ứng dụng của công tắc hành trình:

Có rất nhiều ứng dụng của công tắc hành trình trong nhà máy cũng như trong đời sống hàng ngày.
Trong công nghiệp, ta có thể tìm thấy công tắc hành trình trong các vị trí như băng chuyền, băng tải… Khi đó, người ta sẽ dùng công tắc hành trình để giới hạn lại quãng đường của băng chuyền. Ví dụ như khi cần xác định đến một vị trí nào đó trên băng chuyền sẽ cho ngừng thì ta chỉ cần cài đặt giá trị đóng/mở của công tắc tại vị trí này.

Công tắc hành trình
Ứng dụng của công tắc hành trình trong cần cẩu trục
Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày, ta có thể tìm thấy ứng dụng của công tắc hành trình trong các ứng dụng như cửa cuốn, thang máy… Hoặc đơn giản nhất là ta có thể thấy trong tủ lạnh, khi ta mở cửa tủ lạnh thì đèn sáng, khi đóng lại là đèn tắt.

Phân loại công tắc hành trình:

Tùy theo hình dạng bên ngoài cũng như công dụng mà ta có thể chia công tắc hành trình ra thành các loại sau:

Công tắc hành trình tế vi ( công tắc hành trình 2 chiều):

Là loại công tắc có cả 2 tiếp điểm NO và NC ( thường đóng/thường mở) trên cùng 1 công tắc. Nó khác với những loại công tắc khác ở điểm này. Và bởi vì loại công tắc này có 2 tiếp điểm NO/NC nên nó sẽ có độ chính xác cao hơn.

Công tắc hành trình dạng đòn bẩy:

Loại công tắc có 1 tiếp điểm NO hoặc NC. Mặc định thông thường thì loại công tắc này là NC (thường đóng). Khi ta tác động vào vị trí đòn bẩy, công tắc sẽ chuyển sang NO (thường mở) và giới hạn lại hành trình.
Khi cần dùng để chuyển đổi trạng thái trong 1 thời gian dài, người ta thường dùng loại này.

Công tắc hành trình dạng nút bấm:

Cũng tương tự như công tắc dạng đòn bẩy, chỉ khác nhau về mặt cấu tạo và hình dáng bên ngoài. Ứng dụng thường thấy nhất của loại này là trong các thanh cẩu trục trong nhà máy. Thông thường bạn thấy các kỹ sư trong nhà máy sẽ có 1 hộp sắt, bên trên có 1 nút nhấn để điều khiển chuyển động của cẩu trục. Nút bấm này chính là công tắc hành trình.
Về cấu tạo, loại công tắc này có vỏ ngoài thông thường bằng nhựa hoặc kim loại. Trên phần đế cách điện của công tắc sẽ có tiếp điểm thường mở hoặc thường đóng. Khi ta nhấn vào nút bấm thì công tắc sẽ mở ra, khi nhả nút bấm thì công tắc đóng lại.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình:

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ đối với loại công tắc dạng đòn:

công tắc hành trình
Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình
Như hình trên, ta có thể thấy công tắc hành trình sẽ có 3 chân chính: chân COM; chân NO (thường mở), chân NC (thường đóng) và 1 cần dạng đòn bẩy (màu đỏ phía trên).
Về nguyên lý hoạt động thì thiết bị này có cách hoạt động khá đơn giản. Ở điều kiện thông thường, chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Khi đòn bẩy được nhấn xuống sẽ làm hở phần tiếp điểm này,. Lúc đó tín hiệu sẽ chuyển sang chân NO và chân COM và giới hạn lại hành trình của thiết bị.

Cách đấu dây công tắc hành trình:

Theo thông thường, công tắc sẽ có 3 chân: chân NO, chân NC, chân COM. Ta cần phải xác định chính xác 3 chân này thì mới đấu dây đúng được. Để xác định, ta dùng đồng hồ VOM để xác định chân NO và NC bằng cách đo ngắn mạch.
Và cách đấu dây như sau:

  • Đầu tiên, ta cần cấp nguồn cho công tắc. Thông thường sẽ có 2 loại: nguồn 12V và 220V.
  • Đấu dây chân COM và NC với nhau.
  • Vậy là xong.

Một số hãng sản xuất công tắc hành trình:

Có khá nhiều hãng sản xuất loại công tắc giới hạn hành trình này. Trong đó phổ biến nhất là 2 hãng: Omron và Hanyoung.

Công tắc hành trình Omron:

Omron là một thương hiệu phổ biến tại Việt Nam. Các loại công tắc của thương hiệu này có độ bền và tuổi thọ cao; được dùng rộng rãi trong nhà máy.

Công tắc hành trình
Công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình hanyoung:

Là một thương hiệu đến từ Hàn Quốc, Hanyoung tham gia vào thị trường Việt Nam khá trễ nên độ phổ biến không bằng Omron. Nhưng loại này có ưu điểm là giá thành rất cạnh tranh, và chất lượng cũng ở mức khá tốt.

Công tắc hành trình
Công tắc hành trình Hanyoung
Trên đây là những thông tin chia sẻ của mình về loại công tắc giới hạn hành trình này. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN