Bạn có đồng ý với mình là dù đồng hồ áp suất tốt đến mấy mà lắp đặt không chính xác thì cũng coi như…xong. Vì thế, việc lắp đặt đúng cách là hết sức quan trọng. Nó liên quan đến độ chính xác, độ bền cũng như là độ an toàn của đồng hồ. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách lắp đặt đồng hồ áp suất chuẩn nhất.
Cùng mình tìm hiểu nha!

Lắp đặt đồng hồ áp suất sao cho đúng?

Áp suất và nhiệt độ là 2 lưu ý đặc biệt quan trọng khi chọn mua cũng như lắp đặt. Bởi vì một sai sót nhỏ trong việc lắp đặt hoặc lắp đặt sai có thể gây hỏng thiết bị hoặc tệ hơn là làm đồng hồ bị nổ, gây nguy hiểm cho nhà máy. Khi lắp đặt đồng hồ áp suất, ta nên lưu ý những việc sau:

Nhiệt độ làm việc của đồng hồ:

Thông thường thì các loại đồng hồ chỉ hoạt động tốt trong tầm nhiệt độ 60 độ C trở xuống. Và ở phần chân kết nối, nhiệt độ chịu được max là 100 độ C.
Đối với các ứng dụng đo áp suất nước thì là bình thường. Nhưng nếu ta cần đo hơi nước hoặc khí có nhiệt độ cao, ta phải dùng ống siphon để giảm nhiệt.
Ống siphon là một thiết bị chuyên dùng để giảm nhiệt cho đồng hồ áp suất. Phần giữa thân ống, người ta sẽ cho nước vào để giảm nhiệt. Các loại ống siphon thông thường có thể giảm nhiệt từ 200 độ C xuống còn khoảng 60 độ C.
Còn nếu ta cần giảm nhiệt độ xuống sâu hơn nữa thì phải dùng tháp làm mát (cooling tower). Loại này có thể giảm nhiệt từ 300 độ C xuống còn khoảng 60 độ C.

Cách kết nối chân ren:

Đối với phần chân ren thì ta có 2 loại ren: ren côn ( ren NPT) và ren thẳng (ren BSP).

cách lắp đặt đồng hồ áp suất
Các kiểu ren đồng hồ áp suất thông dụng

Đối với ren dạng côn NPT:

Là loại ren có phần đầu nhỏ và phần trong lớn hơn. Dạng ren côn thường được dùng trong các đồng hồ đo áp suất khí hoặc trong các đồng hồ có áp suất lớn vì khả năng bịt kín tốt.
Khi lắp đặt phần ren này, ta phải dùng thêm băng keo non (băng teflon) để quấn quanh chân kết nối. Sau đó mới gắn vào vị trí lắp đặt để đảm bảo không bị rò rỉ.

Đối với ren thẳng BSP:

Ren thẳng là loại có phần chân ren thẳng hàng từ ngoài vào trong. Đối với loại ren này, khi lắp đặt ta cũng nên bọc thêm 1 lớp băng keo non để chống rò rỉ áp suất.
Ngoài ra ta cũng có thể dùng thêm 1 vòng đệm cao su và gắn vào phía dưới chân ren để đảm bảo.

Bộ phận chống quá áp:

Khi gắn đồng hồ thì ta nên gắn thêm 1 số thiết bị chống quá áp cho đồng hồ. Tuy nhiên trên một số loại đồng hồ hiện tại đều có thiết kế chống quá áp. Đó là một 1 nắp nhỏ màu đen nằm phía trên đồng hồ. Khi mà đồng hồ bị quá áp thì nút này sẽ bung ra. Vì thế sẽ giúp đồng hồ không bị nổ.

cách lắp đặt đồng hồ áp suất
Nút chống quá áp trên đồng hồ áp suất
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cách bảo vệ cuối cùng. Hơn hết, ta cần phải chống quá áp cho đồng hồ ngay từ lúc đầu. Để làm việc này, ta phải có thêm 1 số thiết bị:

Sử dụng thiết bị cách ly:

Khi thay thế đồng hồ áp suất bị hỏng, ta cần phải cách ly đồng hồ khỏi đường ống trước khi tháo. Việc này đảm bảo cho áp suất trong đường ống không bị rò rỉ.
Hoặc có thể là khi khu vực đo áp suất của bạn thường xuyên có áp suất tăng cao đột ngột. Nếu ta không sử dụng thiết bị cách ly thì khi áp suất tăng đột biến quá cao sẽ làm hư đồng hồ.
Và thiết bị chúng ta có thể dùng là các loại van: van kim hoặc van cock.

lắp đặt đồng hồ đo áp suất
Van điều tiết áp suất
Các loại van này sẽ giúp ta có thể bịt kín áp suất trong đường ống khi cần thay thế đồng hồ.
Hoặc là khi lắp đồng hồ trong các khu vực có áp suất tăng đột ngột. Ta có thể điều chỉnh van để áp suất đi vào từ từ, không làm hư đồng hồ.

Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải:

Đây là thiết bị dùng để bảo vệ quá áp suất nên được sử dụng để bảo vệ đồng hồ áp suất khi sử dụng trong môi trường dễ tăng áp suất đột ngột hoặc dễ vượt quá mức thang đo đồng hồ.

cách lắp đặt đồng hồ đo áp suất
Thiết bị bảo vệ chống quá tải

Bộ phận chống rung cho đồng hồ:

Khi sử dụng trong các khu vực có độ rung cao; ví dụ như trên các đường ống dẫn nước hoặc dẫn khí. Những khu vực này có độ rung cao nên nếu không sử dụng bộ phận chống rung thì sẽ khó quan sát. Trường hợp này ta có thể dùng 2 cách sau:

Sử dụng đồng hồ áp suất có dầu:

Đây là cách đơn giản nhất. Khi bạn chọn mua đồng hồ áp suất thì có thể lựa chọn thêm phần có dầu. Chi phí cho dầu sẽ chỉ thêm khoảng vài chục nghìn đồng.

Sử dụng bộ phận chống rung:

cách lắp đặt đồng hồ đo áp suất
Thiết bị chống rung cho đồng hồ áp suất
Nếu rung động quá lớn, ta phải sử dụng thêm thiết bị chống rung như hình trên để đảm bảo đồng hồ không bị rung lắc.
Trên đây là những thông tin về cách lắp đặt đồng hồ áp suất chuẩn nhất. Hy vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin chuẩn nhất.
Chúc bạn thành công!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách đấu dây bộ điều khiển áp suất

Tóm tắt nội dung1 Bộ điều khiển áp suất Pixsys ATR144-ABC:1.1 Ưu điểm:1.2 Thông số kỹ thuật:2 Cảm biến áp suất Georgin SR2R002A00:2.1 Thông số kỹ thuật:2.2 Ưu điểm:3 Cách đấu dây bộ điều khiển áp suất:3.1 Cách đấu dây cảm biến áp suất với bộ điều khiển áp suất:4 Cách cài đặt bộ điều […]

Cách kiểm tra cảm biến áp suất

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến áp suất là gì?2 Có bao nhiêu loại cảm biến áp suất?2.1 Cảm biến áp suất nước 4-20mA:2.2 Cảm biến áp suất hơi:2.3 Cảm biến áp suất chân không:2.4 Cảm biến áp suất khí nén:3 Vì sao cảm biến áp suất bị hư?3.1 Cảm biến bị cấp nguồn sai:3.2 […]

Thiết bị chống quá áp cho đồng hồ

Tóm tắt nội dung1 Van giảm áp cho đồng hồ áp suất:1.1 Ứng dụng của van giảm áp cho đồng hồ:1.2 Thông số kỹ thuật của van giảm áp cho đồng hồ:2 Ống siphon giảm nhiệt cho đồng hồ áp suất:2.1 Thông số kỹ thuật:2.2 Cách lắp đặt ống siphon:3 Tháp giải nhiệt (cooling tower): […]