Bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin cần biết về các loại đồng hồ áp suất hiện nay trên thị trường. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như là kinh phí đầu tư mà ta sẽ lựa chọn loại đồng hồ phù hợp.
Việc lựa chọn đúng loại đồng hồ cần dùng sẽ làm tăng độ bền của sản phẩm, giảm chi phí đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro khi sản xuất.
Nào! Cùng mình tìm hiểu về các loại đồng hồ áp suất này nha.
Nội dung bài viết:
Các loại đồng hồ áp suất:
Có khá nhiều loại đồng hồ áp suất trên thị trường. Và mỗi loại đồng hồ sẽ được dùng trong một môi trường cụ thể. Và để đảm bảo độ bền và độ chính xác khi sử dụng, ta phải hiểu rõ về các loại đồng hồ áp suất này.
Có thể phân loại các loại đồng hồ áp suất dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau:
Về công dụng của đồng hồ áp suất có các loại:
Đồng hồ áp suất nước full inox:
Đây là loại đồng hồ áp suất thường gặp nhất trên thị trường vì dải đo đa dạng, thích hợp cho hầu hết các ứng dụng đo áp suất nước, đo áp suất khí như hệ thống nước làm mát, hệ thống chiller,…
Vật liệu của đồng hồ được làm bằng vật liệu full inox, từ vỏ đồng hồ đến chân ren. Vì làm bằng inox nên phần chân ren kết nối có thể chịu được nhiệt độ cao (max 100oC) và có khả năng chống ăn mòn, chống oxi hóa.
Đường kính mặt đồng hồ sẽ quyết định khá nhiều đến giá thành của đồng hồ. Vì thế, khi lựa chọn, ta phải lưu ý đến vấn đề này. Thông thường mặt đồng hồ sẽ có các đường kính: 50mm, 63mm, 100mm, 150mm, 250mm. Nếu ta cần lắp đồng hồ ngang tầm mắt để dễ quan sát thì nên chọn loại 63mm trở xuống. Ngược lại nếu lắp trên cao hoặc lắp ở xa thì nên chọn loại 100mm trở lên.
Đồng hồ áp suất có dầu:
Loại đồng hồ áp suất có dầu thường được sử dụng tại những nơi có nhiều rung động như trên đường ống dẫn nước, dẫn khí… Vì phần dầu trong đồng hồ chủ yếu đưa vào là để chống rung kim.
Đồng hồ áp suất dạng màng:
Loại đồng hồ áp suất này thường được dùng trong các ứng dụng đo áp suất trong môi trường có lẫn nhiều tạp chất, dung dịch sệt… như trong các nhà máy giấy, lò gốm, lò gạch…
Đối với những môi trường này, khi sử dụng các loại đồng hồ áp suất thường thì không sử dụng được. Bởi vì các tạp chất hoặc dung dịch sệt sẽ đi vào phần chân ren và ống bourdon (bộ phận chính để đo áp suất) làm nghẹt đồng hồ.
Còn đối với loại đồng hồ áp suất màng này với cấu tạo đặc biệt có 1 lớp màng chắn phía dưới chân kết nối để ngăn không có các lưu chất này đi vào phần chân đồng hồ làm nghẹt ống bourdon.
Ngoài ra, đồng hồ này có thiết kế dễ tháo lắp để vệ sinh nên rất tiện dụng.
Chính vì những ưu điểm đó, nên đồng hồ áp suất dạng màng là một tiêu chuẩn bắt buộc khi dùng trong các môi trường thực phẩm, dược phẩm, hóa chất ăn mòn hoặc trong các nhà máy giấy.
Đồng hồ đo áp suất điện tử:
Chúng ta rất ít gặp loại đồng hồ áp suất này trên thị trường. Thứ nhất là loại đồng hồ áp suất này có độ chính xác rất cao, thông thường là 0,125% nên chỉ thích hợp dùng trong phòng thí nghiệm hoặc trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao như dầu khí, hiệu chuẩn, xác định rò rỉ khí gas…
Loại đồng hồ này có màn hình hiển thị dạng điện tử LED 7 đoạn với 4-5 số giúp dễ dàng đọc tín hiệu.
Ngoài ra ưu điểm của các loại đồng hồ áp suất điện tử là ta có thể chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất: bar, mbar, psi, InHg, cmHg, mmHg trực tiếp trên màn hình hiển thị.
Đồng hồ áp suất đo mức nước:
Đây là loại đồng hồ áp suất hơi đặc biệt so với các loại còn lại. Bởi vì loại đồng hồ này không có đơn vị đo là đơn vị áp suất như bar, mbar, psi, Pa, KPa…. mà lại cho đơn vị là lít (liter). Bởi vì đây là loại đồng hồ áp suất đo mức chất lỏng.
Với đơn vị hiển thị là số lít, loại đồng hồ này được lắp đặt phía bên ngoài của bồn chứa và hiển thị luôn tín hiệu tại chỗ giúp xác định mức chất lỏng trong bồn chứa.
Đồng hồ này thích hợp trong các ứng dụng đo mức xăng dầu. Bởi vì đối với một môi trường nguy hiểm như xăng, dầu thì bạn khó lắp các thiết bị điện tử vào (dĩ nhiên là ngoại trừ các thiết bị đáp ứng chuẩn chống cháy nổ). Vì thế việc sử dụng đồng hồ đo mức dạng cơ được sử dụng trong trường hợp này.
Tuy nhiên vì là đồng hồ dạng cơ, nên độ chính xác vẫn bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật lắp đặt. Và mặc dù là dạng đồng hồ cơ, nhưng độ sai số của loại thiết bị này cũng cực kỳ ấn tượng, chỉ … 1,6%.
Đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng cơ:
Đây là loại đồng hồ áp suất dùng để so sánh áp suất tại 2 nơi. Còn có tên gọi khác là áp kế vi sai, loại đồng hồ này là dạng đồng hồ cơ. Ngoài ra còn có loại đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng điện tử.
Loại đồng hồ áp suất đo chênh áp thường được dùng trong các ứng dụng trong phòng sạch, trong phòng mổ….
Dựa vào việc chênh lệch áp suất giữa 2 vị trí, người ta sẽ tính ra được lưu lượng của dòng chảy hoặc chiều cao mức chất lỏng trong bồn kín.
Cũng giống như đồng hồ áp suất thông thường, nhưng chỉ khác là loại đồng hồ này có tới 2 đầu vào của áp suất. Và nếu cần dùng trong các môi trường thực phẩm, dược phẩm, người ta có thể lựa chọn thêm loại có màng bảo vệ.
Đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng điện tử:
Bên cạnh loại đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng cơ, ta có thêm loại đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng điện tử. Loại điện tử sẽ có thêm màn hình hiển thị điện tử phía trên để giám sát trực tiếp tín hiệu áp suất.
Ngoài ra độ chính xác của đồng hồ điện tử đo chênh áp cũng cao hơn hẳn so với loại đồng hồ cơ. Độ sai số của loại này thông thường là 0,2%. Đặc biệt có thể đạt được mức tối đa là 0,04%.
Đồng hồ đo áp suất chuẩn ( Test pressure gauge):
Đây là loại đồng hồ áp suất dạng cơ có độ chính xác là 0,25%, một chuẩn chính xác rất cao đối với loại đồng hồ dạng cơ. Ngoài ra, loại đồng hồ này còn có vạch chia rất nhỏ, giúp quan sát từng mức thay đổi áp suất dù là nhỏ nhất.
Và vì những ưu điểm trên, nên loại đồng hồ này thường được dùng như là đồng hồ áp suất chuẩn hoặc dùng để hiệu chỉnh cho các loại đồng hồ khác.
Đồng hồ đo áp suất nước biển:
Loại đồng hồ này là loại thiết kế đặc biệt dùng để đo áp suất dưới đáy biển. Vì vậy, loại đồng hồ này có thể chịu được áp suất cực kỳ lớn dưới đáy biển. Và vì đo trong môi trường như vậy nên loại đồng hồ áp suất này có thiết kế cực kỳ chắc chắn để giúp nó chịu được áp suất dưới đáy biển.
Thậm chí, loại đồng hồ này có thể đo ở độ sâu từ trung bình đến cực sâu (thậm chí xuống tới 6000 mét dưới đáy biển). Dải đo của loại đồng hồ này cũng rất đa dạng, từ 0,6bar đến 1600bar.
Đồng hồ đo áp suất khí nén:
Là loại đồng hồ áp suất có dải đo áp suất rất cao; lên đến 6000bar và tối đa là 7000bar. Một con số rất lớn mà không có nhiều hãng sản xuất có thể làm được.
Ứng dụng của loại đồng hồ này là đo áp suất lớn trong các máy thủy lực; máy nén khí hoặc máy ép…. Những nơi này thường có áp suất rất cao; nên cần phải dùng những loại đồng hồ áp suất đặc biệt.
Đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện:
Đồng hồ áp suất 3 kim hay còn được gọi là đồng đồ đo áp suất có tiếp điểm điện thường được dùng trong các nhà máy chế biến gỗ, sắt, thép, nhà máy thủy điện, nhiệt điện….
Ứng dụng là dùng để đóng cắt tự động cho các thiết bị đã kết nối sẵn như máy bơm; máy nén khí,… để đảm bảo không bị quá áp.
Đúng với tên gọi, đồng hồ áp suất 3 kim có đến…3 cây kim trên mặt đồng hồ. Trong đó, kim màu đen hiển thị giá trị áp suất thực tế của hệ thống. 2 kim còn lại sẽ hiển thị mức áp suất cao nhất và thấp nhất. Khi sử dụng, ta sẽ điều chỉnh 2 kim này theo mức áp suất cao nhất/thấp nhất bằng núm vặn phía bên ngoài.
Sau khi đã cài đặt giá trị cho 2 kim này; khi áp suất thực tế vượt quá giá trị cao nhất mà mình đã set thì tiếp điểm mở ra; tắt các bị đã kết nối sẵn (máy bơm, máy nén khí,…).
Ngược lại khi áp suất thực tế thấp hơn giá trị này thì tiếp điểm đóng lại; khởi động các bị đã kết nối sẵn (máy bơm, máy nén khí,…).
Đồng hồ áp suất mặt vuông:
Loại đồng hồ này có hình dạng khác hẳn so với các loại đồng hồ còn lại. Loại này thường dùng để lắp và quan sát áp suất trên tủ điện.
Về kiểu kết nối của đồng hồ, ta có các loại sau:
Đồng hồ áp suất chân đứng:
Đây là kiểu thường dùng nhất hiện nay. Loại đồng hồ này có phần chân ren kết nối nằm phía dưới đồng hồ nên rất dễ lắp đặt.
Phần chân ren thì có thể bằng inox hoặc bằng đồng, tùy loại ứng dụng cần đo áp suất. Nếu đo nước sạch thì ta phải dùng chân ren bằng inox.
Còn nếu dùng để đo nước thường, ta có thể dùng loại chân đồng cũng được.
Đồng hồ áp suất chân sau:
Khác với loại chân đứng, đồng hồ áp suất này có phần chân ren kết nối nằm ở phía sau mặt đồng hồ. Vị trí chân ren có thể là chính giữa đồng hồ hoặc lệch tâm 1 xíu.
Ngoài ra thì còn có một số biến thể loại đồng hồ này như là chân sau gắn bảng và chân sau lệch tâm.
Đối với loại đồng hồ chân sau gắn bảng, ta sẽ có thể gắn chặt đồng hồ vào bảng. Mục đích là để giảm rung cho đồng hồ.
Lựa chọn đồng hồ áp suất chuẩn nhất?
Đây là một câu hỏi vừa đơn giản vừa khó trả lời. Đơn giản vì chỉ cần lựa chọn đúng loại, đúng thương hiệu là được. Tuy nhiên, xét về nhiều yếu tố như chi phí đầu tư; môi trường đo áp suất hoặc độ chính xác của đồng hồ chẳng hạn. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm.
Đối với những loại đồng hồ áp suất thông thường; giá chỉ trên/dưới 1 triệu đồng thì khá đơn giản. Nếu ta mua nhầm thì có thể mua lại.
Tuy nhiên, đối với những môi trường đặc biệt hoặc các loại đồng hồ áp suất đặc biệt; việc lựa chọn chính xác từng thông số là yếu tố bắt buộc.
Cùng mình tìm hiểu về những thông tin cần biết khi chọn mua đồng hồ nha.
Dải đo áp suất:
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi chọn mua đồng hồ áp suất. Vì thông số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của đồng hồ cũng như độ bền của sản phẩm.
Theo kinh nghiệm thì ta nên chọn đồng hồ áp suất có dải đo cao hơn 1 chút so với áp suất tối đa cần đo. Bởi vì các ống bourdon trong đồng hồ sẽ co giãn khi có áp suất đi vào. Và nếu ta chọn dải đo sát quá thì ống này sẽ giãn ra tối đa. Lâu dần sẽ làm đồng hồ bị sai số.
Thương hiệu đồng hồ áp suất?
Bạn chọn thương hiệu đồng hồ áp suất từ Châu Á/Trung Quốc hay là thương hiệu từ Châu Âu/G7?
Câu trả lời của mình là nên chọn các thương hiệu từ Châu Âu hoặc G7. Vì nền công nghiệp của các nước này là cực kỳ phát triển, nên các sản phẩm của họ đạt được độ bền và độ chính xác cực kỳ cao.
Và dĩ nhiên, “tiền nào thì của đó” bạn à; các loại đồng hồ áp suất từ các thương hiệu Châu Âu/G7 sẽ cao hơn khá nhiều so với hàng Châu Á hoặc Trung Quốc. Nhưng về chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Vật liệu sản xuất đồng hồ:
Đối với các loại đồng hồ áp suất thường thì sẽ có 2 loại: đồng hồ áp suất với vỏ và chân ren đều bằng inox. Và một loại đồng hồ áp suất có vỏ bằng inox và chân bằng đồng.
Thực tế thì ta chọn loại nào cũng dùng được. Tuy nhiên, loại đồng hồ áp suất chân đồng có 1 nhược điểm là phần chân đồng sẽ dễ bị oxi hóa. Vì thế khi sử dụng đo áp suất trong môi trường nước sạch sẽ làm giảm chất lượng nước.
Còn riêng đối với các loại đồng hồ áp suất màng, tùy theo môi trường đo mà ta sẽ có các loại màng với vật liệu khác nhau từ tantalum đến inox và inox phủ PTFE….
Và hiện nay, đa số các loại đồng hồ áp suất đều được sản xuất từ inox. Vật liệu Inox sẽ giúp cho thiết bị bền bỉ hơn rất nhiều.
Cấp chính xác của đồng hồ đo áp suất:
Quyết định đến hơn 90% giá trị của đồng hồ chính là độ sai số. Đối với đồng hồ đo áp suất dạng cơ thông thường; sai số dao động từ 1% đến 1,6%.
Còn đối với các loại đồng hồ áp suất điện tử; độ sai số có thể đạt mức rất cao: 0,04%.
Và đồng hồ có sai số càng thấp, thì giá sẽ càng cao.
Môi trường đo áp suất:
Quyết định nhiều đến độ bền của đồng hồ áp suất. Đối với từng môi trường khác nhau ta sẽ dùng loại đồng hồ tương ứng:
- Chẳng hạn như đo áp suất trong môi trường hóa chất thực phẩm, ta dùng đồng hồ áp suất màng.
- Đo áp suất trong phòng thí nghiệm, ta dùng đồng hồ áp suất điện tử.
- Còn nếu đo trong phòng sạch, phòng mổ, ta dùng đồng hồ áp suất đo chênh áp.
- Đo áp suất dưới đáy biển, ta dùng đồng hồ đo áp suất đáy biển (sub-sea pressure gauge).
- Còn nếu ta cần dùng đồng hồ áp suất thay thế công tắc áp suất; ta dùng đồng hồ áp suất 3 kim.
Bạn thấy đó, có rất nhiều loại đồng hồ áp suất có mặt trên thị trường hiện nay. Và cũng như mình đã trao đổi lúc đầu; tùy từng môi trường khác nhau mà ta sẽ chọn loại tương ứng.
Vì thế, khi cần tư vấn về sản phẩm, hãy liên hệ với mình nha.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Vũ Minh Triết
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
Website: http://donghodoapsuat.vn và http://cambiendo.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN