Đồng hồ đo áp suất nước là một ứng dụng của các loại đồng hồ áp suất thông thường. Loại đồng hồ  này được dùng trong các hệ thống cung cấp nước cho tòa nhà, hoặc trong các đường ống dẫn nước…. Đặc điểm của loại đồng hồ này là sẽ có dải đo dương, nghĩa là cao hơn 0bar. Ngoài ra thì dải đo của loại đồng hồ này cũng không cao, chỉ tầm khoảng vài chục bar trở lại.

Đồng hồ đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất nước full inox đường kính mặt 100mm
Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin về đồng hồ đo áp suất này nha.

Cách lựa chọn đồng hồ áp suất nước:

Để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp, ta cần lưu ý đến những thông số sau:

Dải đo của đồng hồ áp suất:

Hay còn được gọi là thang đo áp suất. Đây là giá trị áp suất lớn nhất mà đồng hồ có thể đo được. Ta có thể thấy đơn giản thì đây chính là giá trị áp suất lớn nhất được in trên mặt đồng hồ.
Thông thường đối với đồng hồ đo áp suất nước, ta có các dải đo thường là 0-6bar, 0-10bar, 0-1bar, 0-4bar.

Cấp chính xác của đồng hồ đo áp suất nước:

Đối với dạng đồng hồ áp suất dạng cơ thì cấp chính xác thông thường là 1% đối với đồng hồ áp suất đường kính mặt 100mm.
Còn đối với loại đồng hồ đường kính mặt 63mm hoặc 40mm, cấp chính xác là 1,6%.

Thương hiệu sản xuất đồng hồ:

Có rất nhiều các thương hiệu sản xuất đồng hồ áp suất, trong đó có thể kể đến các thương hiệu:
Đồng hồ áp suất WIKA của Đức
Đồng hồ áp suất SUKU cũng của Đức.
Và đồng hồ áp suất STIKO của Hà Lan
Đồng hồ áp suất GEORGIN của Pháp.
Bên cạnh đó còn có các thương hiệu:
Đồng hồ áp suất WISE của Hàn Quốc.
Và còn rất rất nhiều các thương hiệu khác nữa.

Đồng hồ đo áp suất có dầu?

Dầu chính là phần dung dịch bên trong mặt đồng hồ. Thường thì người ta sẽ dùng dầu glycerin hoặc silicon để cho vào đồng hồ. Mục đích của việc này là giúp giảm rung cho đồng hồ.
Khi chọn mua, ta nên xác định có cần sử dụng đồng hồ áp suất có dầu không. Nếu lắp đồng hồ trên đường ống nước hoặc gần máy bơm thì nên chọn loại có dầu để giảm rung.

Đồng hồ áp suất chân đứng hay chân sau?

Có 2 loại chân kết nối chính của đồng hồ là loại chân đứng và loại chân sau. Trong đó chân đứng thường được dùng nhiều nhất.
Đồng hồ áp suất chân đứng sẽ có chân ren kết nối ở phía dưới mặt đồng hồ.
Còn đồng hồ áp suất chân sau sẽ có chân ren kết nối ở phía sau mặt đồng hồ. Tùy theo vị trí lắp đặt mà ta còn có loại chân sau lệch tâm và chân sau gắn bảng.

Môi trường đo áp suất:

Đối với môi trường đo áp suất là loại nước bình thường thì có thể chọn loại thường với vỏ và chân kết nối bằng inox là được.
Còn đối với môi trường nước thải thì ta nên chọn loại đồng hồ đo áp suất nước dạng màng. Loại này sẽ có 1 lớp màng phía dưới chân ren để ngăn không cho nước thải làm hại đồng hồ.

đồng hồ đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất gắn trên đường ống

Cách lắp đồng hồ đo áp suất nước:

Về cách lắp đặt thì loại đồng hồ này có cách lắp đặt cũng giống như các loại đồng hồ áp suất thường. Mình có một số lưu ý mà bạn nên xem trước khi lắp đặt đồng hồ . Cùng xem với mình nha:

  • Khi lắp đồng hồ, ta nên dùng băng keo non (băng teflon) để quấn quanh chân ren để chống rò rỉ áp suất.
  • Đối với các loại đồng hồ áp suất hơi nước; ta nên lưu ý đến nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá cao, ta phải cách ly đồng hồ với nguồn nhiệt bằng ống siphon hoặc tháp giải nhiệt (cooling tower).

Đồng hồ đo áp suất nước giá bao nhiêu?

Đồng hồ áp suất nước có giá không quá cao so với các loại đồng hồ áp suất inox thông thường. Chỉ có chênh lệch là khi ta dùng đồng hồ áp suất hơi nước ta phải mua thêm ống siphon. Vì thế sẽ tốn thêm chi phí đầu tư.
Như đã đề cập phía trên; ta nên lưu ý đến vấn đề nhiệt độ khi chọn mua đồng hồ đo áp suất hơi nước.
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những kiến thức về đồng hồ đo áp suất nước. Cần tư vấn thêm thông tin, liên hệ với mình nha.

Thông tin liên hệ:

Nguyễn Vũ Minh Triết
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
Web: http://donghodoapsuat.vn và http://cambiendo.vn
Rất mong được hợp tác với các bạn!