Chào các bạn, hôm nay mình giới thiệu các bạn các đơn vị đo áp suất chuẩn hiện nay mà chúng ta hay dùng . Chắc không ít lần bạn bối rối giữa các đơn vị đo áp suất khi sử dụng các thiết bị công nghiệp liên quan đến áp suất như đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất.
Nói thật với các bạn là mình….cũng vậy.
Nhiều khi cần đổi đơn vị đo áp suất, mình vẫn phải mở bảng tra về các đơn vị đo áp suất. Bởi vì có quá nhiều đơn vị đo áp suất hiện nay.
Tuy nhiên, mình sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về các đơn vị đo áp suất hiện nay và cũng như là quy tắc chuyển đổi giữa các đơn vị áp suất.
Cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau nha.
Đầu tiên, ta cần phải tìm hiểu khái niệm:

Áp suất là gì?

Ngày trước khi còn đi học, trong bộ môn Vật lý, ta đã biết áp suất là một đại lượng vật lý, được định nghĩa bằng lực tác động trên 1 đơn vị diện tích theo hướng vuông góc với bề mặt của vật thể.
Nói một cách đơn giản hơn thì áp suất chính là giá trị của áp lực tác dụng lên bề mặt vật thể theo hướng thẳng đứng.
Trong công nghiệp, giá trị của áp suất được đo bằng cách sử dụng nhiều thiết bị khác nhau: đồng hồ áp suất (hay còn gọi là áp lực kế), cảm biến áp suất…

Các đơn vị đo áp suất hiện nay?

Hiện nay thì có rất rất nhiều đơn vị đo áp suất. Từ các đơn vị thường gặp như bar, mbar, MPa, KPa, psi…. đến các đơn vị lạ lạ như kg/cm2, inHg, inH2O, torr….
Vậy thì bạn có tự hỏi là tại sao lại có sự xuất hiện của các đơn vị này mà không phải là 1 đơn vị chuẩn chung cho thế giới?

Tại sao lại có nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau?

Thứ 1 là do chiến tranh thế giới thứ II đã làm phân chia các quốc gia. Mỗi quốc gia phát triển công nghiệp lại có 1 đơn vị đo áp suất khác nhau.
Và thứ 2 là do lòng tự tôn của các quốc gia này rất cao. Nên họ không chấp nhận những đơn vị đo áp suất từ các quốc gia khác. Và cũng chỉ phát triển duy nhất 1 hệ thống quy đổi chuẩn cho quốc gia của mình.
Chính vì thế nên mỗi quốc gia lại có 1 đơn vị đo áp suất khác nhau.
Nhưng nhìn chung lại thì ta có thể chia các đơn vị đo áp suất này thành 3 đơn vị chính:

Các loại đơn vị đo áp suất:

Tóm chung lại thì ta sẽ có 3 nhóm quốc gia cùng nhau chi phối các đơn vị đo áp suất:
Nước Mỹ (USA):
Mỹ là 1 quốc gia dẫn đầu trong các lĩnh vực đo lường và các tiêu chuẩn công nghiệp. Và đơn vị mà nước Mỹ dùng là đơn vị psi và Ksi.
Đây được xem là những đơn vị đo áp suất đã có từ khá lâu rồi. Và nước Mỹ cũng đang dùng chính những đơn vị đo áp suất này.
Các quốc gia Châu Âu ( Anh, Pháp, Đức….)
Đây là các quốc gia cực kỳ mạnh trong lĩnh vực công nghiệp tự động hóa và đo lường. Các quốc gia này gần như chi phối các thiết bị đo lường hiện nay, là cái nôi của ngành công nghiệp cơ khí và tự động hóa của thế giới.
Và vì thế, họ dùng 1 chuẩn về các đơn vị đo áp suất cao hơn rất nhiều so với các nước Châu Âu.
Đơn vị đo áp suất mà họ dùng chính là đơn vị bar hoặc mbar (mili bar).
Nước Nhật và các quốc gia Châu Á:
Có thể nói Nhật Bản là quốc gia duy nhất của Châu Á lọt vào nhóm G7. Chính vì thế, họ cũng xây dựng 1 hệ thống đơn vị đo áp suất của họ.
Và đơn vị họ dùng chính là Pa ( Pascal), MPa (Mega Pascal), KPa (kilo Pascal).
Cũng vì vậy nên khi bạn chọn các thiết bị như đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến đo áp suất có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Á thì các loại thiết bị này đa số đều có đơn vị là Pa hoặc MPa.

Cách đổi đơn vị áp suất chuẩn quốc tế :

Giới thiệu các đơn vị đo áp suất hiện nay
Giới thiệu các đơn vị đo áp suất hiện nay
Theo bảng trên, ta có thể thấy sẽ có một số đơn vị đo áp suất chuẩn: Pa (pascal), bar, at (atmosphere), atm, Torr và psi.
Cách đọc bảng trên là ta sẽ so sánh cột hàng ngang và cột tương ứng.
Ví dụ: mình tra bảng trên, ta sẽ có các thông số:
1bar sẽ có giá trị bằng 100.000 Pa, 1 psi sẽ bằng 6.894,76 Pa…

Bảng đổi đơn vị áp suất:

Theo như bảng trên thì ta chỉ có 1 cách quy đổi thuận. Vậy nếu ta cần quy đổi đơn vị ngược lại thì phải làm sao?
Mình có tìm được 1 bảng quy đổi đơn vị áp suất như sau, cùng mình tham khảo nha:

bảng quy đổi đơn vị áp suất
Bảng quy đổi các đơn vị áp suất hiện nay
Bảng quy đổi này sẽ giúp bạn có thể trả lời các câu hỏi thông thường:
1 bar bằng bao nhiêu mbar?
1 Pa bằng bao nhiêu bar?
Hoặc là:
1 kg/cm2 bằng bao nhiêu mbar?
1 mmH2O bằng bao nhiêu bar?

Cách tra bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất:

Cụ thể, cách tra bảng quy đổi như sau:
Nhìn vào bảng trên, ta sẽ có 2 ô chính là “From” và “To”. Trong đó From là cột dọc đại diện cho đơn vị áp suất cần đổi, To là cột nằm ngang, thể hiện đơn vị áp suất sẽ chuyển sang.
Sau đó ta sẽ dò đến vị trí nào có số và dò đến vị trí đơn vị mà mình muốn chuyển. Chẳng hạn như bạn chọn số 1 ở cột bar thì nếu muốn đổi sang mbar thì bạn sẽ dò qua phía bên trái, ở cột mbar.
Ví dụ: để đổi đơn vị áp suất kg/cm2 ra các đơn vị khác. Khi tra bảng, ta sẽ có cách quy đổi giá trị như sau:
1 kg/cm2 = 1,02 bar

1 bar bằng 1000 mbar
1 Pa bằng 0,00001 bar
Tiếp theo:
1 kg/cm2 bằng 980,7 mbar
1 mmH2O bằng 0,000098 bar
Rất đơn giản và tiện lợi đúng không nào. Nếu cần, bạn có thể lưu bảng này về và khi nào bạn cần quy đổi các đơn vị áp suất; chỉ cần tra bảng là ra thôi.
Cám ơn mọi người, hy vọng đem lại kiến thức bổ ích cho mọi ngươi. Nếu thấy hay, bạn hãy chia sẻ để mọi người được biết nha.
Xin cảm ơn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết về đơn vị đo áp suất là psi tại địa chỉ:

PSI là gì? Ý nghĩa và cách chuyển đổi đơn vị PSI



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách lắp đặt đồng hồ áp suất nước

Tóm tắt nội dung1 Đồng hồ đo áp suất là gì – Đồng hồ áp suất nước là sao?1.1 Đồng hồ đo áp suất nước là sao?1.2 Vì sao lại dùng đồng hồ đo áp suất nước?2 Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất nước:2.1 Thang đo của đồng hồ:2.2 Môi […]

Các Lưu ý khi chọn mua đồng hồ đo áp suất

Tóm tắt nội dung1 Các Lưu ý  khi chọn mua đồng hồ đo áp suất -đo áp lực:1.1 Tìm hiểu về các loại đồng hồ áp suất hiện nay:1.2 Thang đo áp suất mà chúng ta cần đo1.3 Kiểu kết nối cơ khí của đồng hồ1.4 Giá tiền đồng hồ mà chúng ta có thể […]

Áp suất tương đối, Áp suất tuyệt đối

Tóm tắt nội dung1 Áp suất tương đối là gì? Áp suất tuyệt đối là gì?1.1 Ứng dụng của áp suất tương đối – áp suất tuyệt đối – chênh lệch áp suất:1.1.1 Chênh lệch áp suất – Đo áp suất dạng chênh áp:1.1.2 Ứng dụng đo áp suất tuyệt đối – áp suất chân […]