Các loại cảm biến nhiệt độ trên thị trường hiện nay có thể thường gặp nhất là loại RTD và loại can nhiệt. Đối với từng loại cảm biến nhiệt độ sẽ cho ra các tín hiệu nhiệt độ khác nhau. Và đa phần các bộ điều khiển hoặc PLC đều có thể đọc được trực tiếp tín hiệu từ các loại cảm biến nhiệt độ này. Vậy thì lý do phải dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ là gì? Vì sao phải dùng bộ chuyển đổi này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ sau đây.

bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ
Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn trên đầu cảm biến

Tín hiệu output của RTD và Thermocouple là gì?

Đầu tiên, ta cần xác định tín hiệu output của hai loại cảm biến này:

  • Đối với cảm biến nhiệt độ RTD bao gồm các loại cảm biến nhiệt độ pt100; Pt1000, Ni100, Ni1000 … loại này sẽ cho ra tín hiệu output là dạng điện trở (Ω).
  • Cảm biến nhiệt độ Thermocouple bao gồm các loại cảm biến nhiệt độ can nhiệt loại J; loại K, loại R, loại B…loại này sẽ cho ra tín hiệu output là dạng điện áp (mV).
lý do phải dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ
bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ
Và lý do phải dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ có thể tóm gọn bằng các lý do sau:

Để chuyển tín hiệu nhiệt độ ra tín hiệu chuẩn 4-20mA:

Đối với một số máy PLC hiện nay bắt buộc chỉ nhận tín hiệu chuẩn 4-20mA nên khi gặp các máy này; ta phải chuyển tín hiệu nhiệt độ ra tín hiệu 4-20mA để PLC có thể đọc được.
Mặt khác, tín hiệu 4-20mA là tín hiệu chuẩn mà Quốc tế thường dùng; cho nên ta có thể dùng để chuyển các tín hiệu nhiệt độ từ cảm biến nhiệt độ pt100 hoặc thermocouple về tín hiệu 4-20mA để chuẩn hóa tín hiệu.

Tín hiệu nhiệt độ bị nhiễu hoặc sai giá trị khi truyền về PLC hoặc bộ xử lý:

Tín hiệu điện trở (đối với cảm biến nhiệt độ pt100) và tín hiệu điện áp ( đối với cảm biến nhiệt độ can nhiệt) khi truyền đi xa sẽ bị nhiễu tín hiệu. Điều dễ thấy là chúng ta sẽ thấy tín hiệu có hình răng cưa khi đo hoặc tín hiệu chập chờn; lúc có lúc không. Lúc này chính là lúc tín hiệu nhiệt độ đang bị nhiễu.

bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ pt100 dùng với bộ chuyển đổi tín hiệu 4-20mA

Lý do tín hiệu nhiệt độ bị nhiễu hoặc sai giá trị?

  • Do tín hiệu đi qua các loại thiết bị ngoại vi như biến tần; motor công suất cao…Các loại thiết bị này sẽ gây nhiễu tín hiệu.
  • Đối với cảm biến nhiệt độ Pt100 thì tín hiệu đưa về là điện trở tương đương với 100 ohm tại không ( 0 oC ) độ C . Trên dây dẫn chúng ta cũng có một giá trị điện trở nhất định tùy theo độ dài và tiết diện của dây dẩn. Vì thế khi truyền tín hiệu điện trở này về; thì sẽ cộng thêm điện trở của dây và gây ra tín hiệu không ổn định.
  • Còn đối với cảm biến nhiệt độ Thermocouple thì tín hiệu xuất ra trên hai chân cảm biến nhiệt độ là mV . Chúng ta đều biết tín hiệu áp voltage hoặc milivoltage đều bị suy giảm theo độ xa truyền về của tín hiệu. Vì thế khi tín hiệu này truyền về PLC sẽ bị sai giá trị.
vì sao phải dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ kết nối PLC

Để chuẩn hóa thành tín hiệu 4-20mA trong nhà máy:

Tín hiệu analog 4-20mA với đặc tính là không bị ảnh hưởng khi truyền đi xa; không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách. Vì thế tín hiệu 4-20mA đang trở thành chuẩn tín hiệu chuẩn trong công nghiệp và các thiết bị điều khiển hoặc PLC trong nhà máy ngày nay đều nhận được tín hiệu 4-20mA.
Bởi vậy, khi chúng ta cần chuẩn hóa hoặc quy đổi các tín hiệu về tín hiệu chuẩn 4-20mA; ta cần dùng thêm bộ chuyển tín hiệu nhiệt độ thành tín hiệu 4-20mA.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của mình về lý do phải dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ từ pt100 hoặc termocouple ra tín hiệu 4-20mA. Cần thêm thông tin về sản phẩm bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ; có thể liên hệ với chúng tôi:
Nguyễn Vũ Minh Triết
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
Web: donghodoapsuat.vncambiendo.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

bộ truyền thông internet Z-UMTS

Tóm tắt nội dung1 Bộ truyền thông internet Z-UMTS dùng để làm gì?1.1 Ưu điểm bộ datalogger Seneca Z-UMTS:1.2 Thông số kỹ thuật:2 Giải pháp truyền tín hiệu 4-20mA lên website internet bằng sim 3G:2.1 Giám sát mức nước trong bồn chứa từ xa:2.2 Tích hợp chung với các bộ truyền thông Modbus khác:3 Đặc […]

Bộ khuếch đại tín hiệu loadcell Z-SG

Tóm tắt nội dung1 Vì sao phải dùng bộ khuếch đại tín hiệu loadcell?1.1 Ưu điểm:1.2 Thông số kỹ thuật:1.3 Cách đấu dây:2 Bộ khuếch đại và điều khiển loadcell Seneca Z-SG2:2.1 Cải tiến của bộ Z-SG2 so với Z-SG:2.2 Thông số kỹ thuật bộ Seneca Z-SG2:3 [Báo giá nhanh] bộ khuếch đại tín hiệu […]

Bộ chuyển đổi điện áp nguồn AC ra 4-20mA

Tóm tắt nội dung1 Bộ chuyển đổi điện áp nguồn Seneca Z202:1.1 Thông số kỹ thuật:1.2 Cách đấu dây:1.3 Cách cài đặt:2 Bộ chuyển đổi điện áp nguồn Seneca Z202-H:2.1 Cách đấu dây:3 Bộ chuyển đổi điện áp nguồn Seneca Z202-LP:3.1 Thông số kỹ thuật:3.2 Cách đấu dây:3.3 Mua [ bộ chuyển đổi nguồn AC […]