Đồng hồ áp suất có tiếp điểm, đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện, đồng hồ áp suất 3 kim là tên gọi chung của một dòng sản phẩm đồng hồ dùng để đo áp suất mà còn có khả năng để điều khiển các thiết bị đóng ngắt khác.
Nào,
Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Đồng hồ áp suất có tiếp điểm là gì?

Hay còn được gọi là đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện là một dạng đồng hồ áp suất đặc biệt vừa có chức năng hiển thị áp suất hiện tại vừa có thể đặt ngưỡng để kích tiếp điểm đóng ngắt điều khiển thiết bị bên ngoài như đóng ngắt van, đóng ngắt mô tơ…

đồng hồ áp suất có tiếp điểm
Đồng hồ áp suất có tiếp điểm, chân ren bằng đồng
Hay các bạn có thể hiểu nôm na đây như là một dạng công tắc áp suất mà có đồng hồ hiển thị giá trị áp suất cho dễ nè!

Đồng hồ áp suất có tiếp điểm thường có mấy dạng?

Đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện cũng giống như các loại rơle thông thường là có 2 dạng tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở.
Nhưng đồng hồ áp suất có tiếp điểm được phân loại theo một cách dễ hiểu hơn đó là phân loại theo số lượng tiếp điểm tích hợp trong đồng hồ. Ví dụ: loại 1 tiếp điểm, 2 tiếp điểm, 4 tiếp điểm
Cũng tùy theo hãng mà họ lại chọn cách phân loại khác nhau. Cho nên khi tìm hiểu mua sản phẩm các bạn phải nói rõ nhu cầu của mình; để anh em tư vấn mới tư vấn đúng sản phẩm cho mình được nhé!

Đồng hồ áp suất có tiếp điểm hay được sử dụng ở đâu?

Như trên mục “đồng hồ áp suất có tiếp điểm là gì” đã chia sẻ cho chúng ta biết được công dụng, tính năng của loại đồng hồ đo áp suất này rồi.
Dựa vào tính năng chúng ta có thể dễ dàng biết được ứng dụng của loại đồng hồ này phải không các bạn?
Mình lấy ví dụ nhé!
Với một hệ thống mà có yêu cầu về việc kiểm soát áp suất đường ống, bồn chứa để đóng ngắt van đầu vào- đầu ra hoặc đơn giản hơn là đóng ngắt bơm hệ thống thì thay vì chúng ta cần phải có:

  • Đồng hồ áp suất gắn trên đường ống,
  • Nguồn 220V, 24V
  • Cảm biến áp suất,
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu,
  • Bộ điều khiển PLC,
  • Motor bơm…
  • Bộ rơ le đóng ngắt van.

Nhưng,
Khi các bạn sử dụng đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện (đồng hồ áp suất 3 kim) thì hệ thống trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lúc này các bạn chỉ cần có các thiết bị sau:

  • Đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện
  • Nguồn 220V
  • Bộ rơ le đóng ngắt
  • Motor bơm

Các lợi ích của đồng hồ áp suất 3 kim:

Đây cũng là ưu điểm rõ ràng nhất của loại đồng hồ áp suất 3 kim; hay còn gọi là đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện trong việc giám sát giá trị áp suất cũng như điều khiển các thiết bị hệ thống.
Ngoài ra,
Các dòng đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện này còn giải quyết được vấn đề tiện lợi và gọn gàng hơn rất nhiều cho anh em kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng hệ thống, cũng như khi có sự cố dễ dàng khoanh vùng xác định nguyên nhân hơn. Đồng thời chắc chắn rằng chi phí đầu tư cả về tiền bạc và chất xám sẽ ít hơn rất nhiều so với cách làm cũ.

Chọn đồng hồ áp suất có tiếp điểm cần lưu ý điều gì?

Chọn đồng hồ áp suất thì khá là đơn giản đối với anh em làm kỹ thuật rồi đúng không?
Chúng ta chỉ cần dựa vào dải áp suất cần đo mà chọn đồng hồ áp suất có thang đo lớn hơn 1-2 mức tối đa mà chúng ta dự định đo mà thôi.
Còn chọn đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện thì chúng ta cần quan tâm thêm:

Kích thước mặt đồng hồ cần dễ quan sát:

Thông thường các bạn nên chọn đồng hồ áp suất có mặt từ 100mm trở lên. Lý do là để dễ nhìn thấy vị trí kim đo và các vạch thang đo rõ ràng hơn; quan sát được tốt hơn.

Đồng hồ áp suất có tiếp điểm
Đồng hồ áp suất có tiếp điểm, mặt 100mm, chân ren bằng inox

Chọn loại tiếp điểm NO hay NC:

Trên các đồng hồ áp suất 3 kim thường có cặp tiếp điểm: NO/NC và NC/NO. Tùy theo nhu cầu mà các bạn chọn cặp tiếp điểm cho phù hợp nhé! Vấn đề này cũng khá là quan trọng; vì khi chọn sai có thế dẫn đến không điều khiển được và nổ hệ thống rất nguy hiểm.
Với ý nghĩa mà chúng ta có thể tạm hiểu như sau:

  • Với cặp NO/NC:
    • NO: Tương ứng áp suất thấp
    • NC: Áp suất cao
  • Cặp NC/NO:
    • NC: Tương ứng giá trị áp suất thấp
    • NO: Giá trị áp suất cao

Chọn số tiếp điểm: 1 tiếp điểm, 2 tiếp điểm, hay 4 tiếp điểm:

Tùy theo nhu cầu cần điều khiển bao nhiêu đầu ra mà chúng ta chọn loại phù hợp tránh thiếu hoặc dư tiếp điểm gây lãng phí cũng như chi phí đầu tư thiết bị cao.

Chọn vật liệu cấu tạo:

Thông thường, đồng hồ áp suất có các loại vỏ bằng vật liệu như: đồng, inox 304, inox 316…
Tương ứng với môi trường cần đo mà chúng ta chọn loại cho phù hợp thôi. Ví dụ như đo áp suất nước sạch hay khí sạch; thì sử dụng đồng hoặc inox 304 là tốt rồi.
Ví dụ: Trong hệ thống bơm khí dùng đồng hồ áp suất 2 tiếp điểm. Mình đặt ngưỡng kim kích bơm ở mức 3 bar ngắt bơm là ở 10 bar. Khi áp lực chưa đạt tới giá trị 10 bar thì bơm hoạt động tạo áp lực trong bình khí; đến khi kim chỉ thị đạt tới vị  kim đặt ngưỡng 10 bar thì tiếp điểm trong đồng hồ sẽ ngắt. Đồng thời tác động ra ngoài ngắt rơ le cấp nguồn cho bơm và bơm ngắt. Khi áp lực giảm đến mức 3 bar thì bơm sẽ được kích hoạt động trở lại để tạo áp lực trong bình khí.

Mua đồng hồ áp suất có tiếp điểm ở đâu bảo đảm chính hãng- giá rẻ?

Đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm là một thiết bị khá quan trọng trong hệ thống giám sát áp suất; áp  lực. Chính vì thế mình khuyên các bạn nên có chi phí đầu tư chọn lựa những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; chính hãng, hoặc có nhà đại diện tại Việt Nam để được hỗ trợ lắp ráp, cài đặt.
Một số hãng đồng hồ áp suất 3 kim đang được phân phối tại Việt Nam như: Wise; Wika, Stiko… đều là những sản phẩm có thương hiệu và độ uy tín mà mình biết.
Một điểm nữa mình muốn chia sẻ là các bạn nên tìm đến các nhà đại diện của hãng để mua sản phẩm để có được giá tốt cũng như việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ tốt hơn nhé!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN