Cách chọn thang đo cho đồng hồ áp suất chuẩn nhất?
Có thể nói thang đo của đồng hồ áp suất là một yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua đồng hồ áp suất. Nó quyết định đến giá của đồng hồ đo áp suất, cấp chính xác của đồng hồ đo áp suất.
Vậy bạn đã biết cách chọn thang đo cho đồng hồ áp suất chuẩn nhất? Cũng như là cách giảm thiểu rủi ro khi sử dụng đồng hồ áp suất?
Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau.
Nội dung bài viết:
Thang đo của đồng hồ áp suất là gì?
Hay còn được gọi là dải đo áp suất của đồng hồ. Đây là giá trị áp suất lớn nhất mà đồng hồ có thể đo được.
Còn có thể nói đơn giản hơn, thang đo chính là phần giá trị được in trên mặt đồng hồ áp suất.
Mỗi một loại đồng hồ áp suất đều có một thang đo nhất định. Và tương đương với từng ứng dụng đo, ta cũng có các loại thang đo tương ứng.
Ví dụ như khi ta dùng đồng hồ đo áp suất chân không thì thang đo thông thường là -1 … 0 bar ( âm 1 đến 0 bar).
Còn đối với đồng hồ đo áp suất khí nén hoặc đồng hồ đo áp suất thủy lực, thang đo trung bình là 0…200bar trở lên.
Đối với các môi trường áp suất thấp như khí gas chẳng hạn, thang đo là khoảng 0…60 Pa hoặc cao nhất là chỉ 0…300Pa.
Đồng hồ áp suất thang đo 0…6bar là gì?
Mình lấy ví dụ đối với loại đồng hồ áp suất PBX100LA với thang đo 0…6bar của hãng Stiko-Hà Lan. Ta sẽ thấy trên mặt đồng hồ sẽ có các vạch từ 0 đến 6 bar.
Khi ta nói đồng hồ này có thang đo là 0…6bar. Nghĩa là đồng hồ có thể đo được áp suất có giá trị max là 6 bar. Nếu ta đo quá giá trị này, đồng hồ áp suất sẽ bị quá áp và nổ.
Còn nếu ta dùng đồng hồ áp suất thang đo 0…6bar để đo áp suất 1 bar thì đồng hồ sẽ bị sai số lớn.
Cách chọn thang đo cho đồng hồ áp suất:
Bởi vì tính quan trọng của thang đo đồng hồ áp suất. Nên khi ta lựa chọn mua đồng hồ áp suất, ta cần quan tâm đến những yếu tố sau:
Xác định đúng đơn vị đo áp suất:
Có khá nhiều trường hợp sử dụng đồng hồ sai khi không quan tâm đến đơn vị đo áp suất khi chọn mua.
Ta thường thấy có các đơn vị đo áp suất hiện nay trên thị trường như Pa, bar, psi, kg/cm2, mmHg, mmH20…. Trong đó ta có thể gom gọn lại như sau:
Các hãng đồng hồ áp suất của Châu Âu/G7 thường dùng đơn vị là bar, mbar.
Các hãng đồng hồ áp suất của Mỹ thường dùng đơn vị là psi.
Còn đối với các hãng đồng hồ áp suất của Châu Á như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ thì đơn vị đo áp suất thường dùng là MPa, kg/cm2.
Tuy nhiên, khi chọn mua, ta có thể chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo áp suất. Hình trên là bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất thường gặp.
Ví dụ bạn cần mua đồng hồ áp suất 0…1MPa. Nhưng hiện tại trên thị trường không có thang đo này. Cách giải quyết là bạn có thể dùng đồng hồ áp suất 0…10bar để thay thế. Vì theo quy ước, 1MPa = 10bar.
Còn đối với đơn vị là kg/cm2 (mà ta thường gọi là “ký”). Thì ta có thể quy đổi ngang giá trị. Ví dụ đồng hồ áp suất 0…10kg/cm2 sẽ bằng đồng hồ áp suất 0…10bar.
Xác định giá trị áp suất cần đo:
Đối với đồng hồ áp suất ống bourdon thì bộ phận ống bourdon là quan trọng nhất. Nó được xem như là “trái tim của đồng hồ áp suất”. Vì thế nếu ta chọn giá trị áp suất không đúng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng ống bourdon bị giãn hoàn toàn sau 1 thời gian sử dụng. Mà khi ống bourdon bị giãn rồi thì không thể sử dụng lại được nữa.
Kinh nghiệm là bạn cần xác định được áp suất hoạt động bình thường của hệ thống. Sau đó thì chọn áp suất này nằm trong khoảng từ 30% – 70% thang đo của đồng hồ áp suất. Điều này sẽ giúp đồng hồ áp suất an toàn hơn, kể cả khi bị quá tải.
Ví dụ: bạn cần đo áp suất nước trong đường ống là 4bar thì bạn nên chọn dong ho ap suat có thang đo là 0…6bar hoặc 0…10bar. Nếu ta chọn như vậy, khi áp suất tăng đột ngột cũng sẽ không ảnh hưởng đến đồng hồ.
Lưu ý thứ 2 là ta nên tránh chọn các thang đo có dải đo bằng với giá trị áp suất cần đo. Bởi vì như vậy sẽ làm ống bourdon luôn hoạt động ở mức 100%. Lâu dần sẽ làm ống bourdon bị giãn ra và không sử dụng tiếp được.
Trên đây là những chia sẻ của mình về cách chọn thang đo cho đồng hồ áp suất. Nếu có gì sai sót thì bạn có thể giúp mình chỉnh lại bằng cách comment phía bên dưới.
Xin cảm ơn các bạn vì đã đọc đến đây.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN