Có thể nói cấp bảo vệ IP xuất hiện trên hầu hết các thiết bị từ thiết bị điện tử đến các thiết bị công nghiệp tự động hóa. Những chữ số này đại diện cho khả năng bảo vệ thiết bị trước các yếu tố bên ngoài như bụi, nước, ….

Cấp bảo vệ IP
Cấp bảo vệ IP là gì?
Bạn đang xem một mẫu quảng cáo về một mẫu điện thoại, và xuất hiện chuẩn chống nước IP67 hoặc IP68.
Bạn đang đọc tài liệu, phần thông số có cấp bảo vệ IP65.
Hay bạn là một công ty thương mại. Và người mua hàng yêu cầu thiết bị cần mua phải có cấp bảo vệ IP54. Nhưng thiết bị bạn tìm được chỉ có cấp bảo vệ IP65. Bạn đắn đo không biết có hợp không?
Vậy thì có khi nào bạn tự hỏi: “cấp bảo vệ IP là gì?”. Nếu có, hãy tham khảo bài viết này để có thể phân biệt giữa các cấp bảo vệ IP hoặc ý nghĩa của các cấp bảo vệ IP nha.
Nào, cùng mình tìm hiểu thôi nào!

Cấp bảo vệ IP là gì?

IP là viết tắt của Ingress Protection (tạm dịch: kháng lại các tác động từ bên ngoài vào). Đây là một tiêu chuẩn vốn được đề ra bởi Ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế (IEC) – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tạo ra các tiêu chuẩn cho những thiết bị điện tử xung quanh chúng ta, từ đồ gia dụng, thiết bị âm thanh, máy ảnh, cho tới smartphone.

Cấp bảo vệ IP
Cấp bảo vệ IP là gì?
Việc lựa chọn các thiết bị điện tử như (điện thoại, camera quan sát, tivi, tủ lạnh…..) có chuẩn bảo vệ IP phù hợp với môi trương xung quanh sẽ quyết định đến tuổi thọ và chất lượng sản phẩm của bạn chọn.

Cấu trúc cấp bảo vệ IPXX:

Cấp bảo vệ IP có cấu trúc gồm: IPXX : IP và 2 chữ số phía sau.
Trong đó:

  • Chữ số đầu tiên đại diện cho khả năng chống các vật thể rắn như bụi, ngón tay, dây điện, công cụ. Bắt đầu từ số 1 và kết thúc bằng số 6.
  • Chữ số thứ hai đại diện cho khả năng chống nước thâm nhập. Bắt đầu từ 1 và kết thúc bằng số 8.
cấp bảo vệ IP
Ý nghĩa các chữ số trong cấp bảo vệ IP

Ý nghĩa chữ số đầu tiên:

Chữ số đầu tiên dao động từ 0 đến 6, bao gồm các chuẩn:
1 :  ngăn chặn sự xâm nhập của các vật thể rắn lớn hơn 50mm.
2 : có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng có đường kính lớn hơn 12mm và chiều dài lớn hơn 80mm.
3 : ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng rắn lớn hơn 2.5mm.
4 : ngăn chặn sự xâm nhập của các vật rắn lớn hơn 1.0mm.
5 : bảo vệ chống bụi,không ngăn bụi hoàn toàn, nhưng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.
6 : bảo vệ bụi hoàn toàn. Ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng và bụi hoàn toàn.

Ý nghĩa chữ số thứ 2:

Chữ số thứ 2 thể hiện cho khả năng chống nước thâm nhập, bao gồm:
1 : Chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của nước nhỏ giọt. Nước giọt thẳng đứng (như mưa, không kèm theo gió).
2 : Chỉ ngăn chặn được sự xâm nhập của nước ở góc nghiêng 15 độ. Hoặc khi thiết bị được nghiêng 15 độ.
3 :  có thể ngăn chặn sự xâm nhập của tia nước nhỏ, nhẹ. Thiết bị có thể chịu được các tia nước; vòi nước sinh hoạt ở góc nhỏ hơn 60 độ (Cụ thể như mưa kèm theo gió mạnh)
4 : Có thể ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng.
5 : có thể ngăn chặn sự xâm nhập của nước vòi phun áp lực lớn ở tất cả các hướng.
6 : có thể chống sự xâm nhập của những con sóng lớn. Thiết bị có thể lắp trên boong tàu, và có thể chịu được những con sóng lớn.
7 : Cho biết có thể ngâm thiết bị trong nước trong 1 thời gian ngắn ở áp lực nước nhỏ.
8 : Cho biết thiết bị có thể hoạt động bình thường khi ngâm lâu trong nước ở 1 áp suất nước nhất định nào đó; và đảm bảo rằng không có hại do nước gây ra.

Giải thích ý nghĩa cấp bảo vệ IP65:

Cấp bảo vệ IP65 có thể được thấy ở hầu hết các thiết bị trong nhà máy. Từ đồng hồ áp suất, các thiết bị cảm biến đo mức nước

Cấp bảo vệ IP
Tiêu chuẩn chống nước IP65
Và theo như phần giải thích phía trên, chuẩn bảo vệ IP65 sẽ có khả năng chống bụi hoàn toàn và chống nước ở mức độ vòi nước phun áp lực lớn ở tất cả các hướng.

Cấp bảo vệ IP ứng dụng ở đâu?

Trong hầu hết các thiết bị điện tử cũng như thiết bị công nghiệp tự động, ta đều thấy cấp bảo vệ IP. Từ tivi, tủ lạnh, camera quan sát, bóng đèn… đến các thiết bị công nghiệp như đồng hồ áp suất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến đo mức, cảm biến báo mức…. đều phải có cấp bảo vệ IP.
Việc lựa chọn chính xác chuẩn bảo vệ IP sẽ giúp thiết bị sử dụng có độ bền cao. Với lại, ở từng khu vực khác nhau, ta sẽ chọn từng cấp bảo vệ khác nhau.

Cách chọn cấp bảo vệ IP trong nhà máy:

Có nhiều cách để lựa chọn cấp bảo vệ IP trong nhà máy, cách thứ 1 là dựa vào ý nghĩa của các chữ số phía trên. Ta cần lắp đặt ở vị trí chống bụi hay chống nước thì chọn cấp bảo vệ IP tương ứng.
Ví dụ: ta lắp đặt ở nơi có nhiều bụi, ít có nước thì chỉ cần chọn IP64 hoặc IP65 là được. Ngược lại nếu môi trường lắp đặt ở nơi có nhiều nước hoặc ngâm hẳn vào nước, ta phải chọn IP67 hoặc IP68 là ổn nhất.
Cách thứ 2 là ta sẽ lựa chọn theo loại thiết bị:

  • Lắp tủ điện, ta nên chọn IP54 trở lên.
  • Còn đối với lắp camera quan sát. Vì thiết bị này luôn đặt ngoài trời và đôi bị bị bắn nước vào. Ta nên chọn cấp bảo vệ IP65 hoặc hơn.
  • Còn đối với các thiết bị lắp dưới nước hoặc lắp trên boong tàu. Chắc chắn ta phải chọn IP67 hoặc IP68.

Trên đây là những chia sẻ của mình về cấp bảo vệ IP. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp bạn những thông tin hữu ích. Nếu có gì sai sót trong bài viết, bạn có thể comment giúp mình bên dưới nha.
Thanks!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN