Đây là bài viết sẽ hỗ trợ bạn cách đấu dây bộ điều khiển áp suất (hay còn được gọi là đồng hồ hiển thị áp suất dạng điện tử) với thành phần là bộ điều khiển áp suất Pixsys ATR144-ABC và cảm biến áp suất Georgin SR2R002A00. Bộ hiển thị này đang là sản phẩm hot, đang được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy vì độ chính xác cao (sai số 0,1%) và độ ổn định rất cao.

Bộ điều khiển áp suất G7
Bộ điều khiển áp suất G7
Nào, mình cùng bắt đầu thôi!
Đầu tiên, ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về 2 loại thiết bị là bộ điều khiển áp suất và cảm biến áp suất.

Bộ điều khiển áp suất Pixsys ATR144-ABC:

Pixsys là một thương hiệu lớn của Italy, được thành lập vào đầu những năm 1990 bởi hai đối tác sáng lập, Giulio Buffa và Romano Giacomini.
Pixsys là thương hiệu đã đăng ký và là công ty sản xuất, thiết kế và sản xuất thiết bị kiểm soát quy trình và tự động hóa công nghiệp. Phạm vi của các sản phẩm đã liên tục mở rộng theo thời gian và hiện bao gồm các bộ hiển thị, bộ điều khiển PID, bộ chuyển đổi tín hiệu, PLC, HMI và PC Panel.

Bộ điều khiển Pixsys ATR144
Bộ điều khiển Pixsys ATR144-ABC

Ưu điểm:

Sau đây là một vài ưu điểm của bộ điều khiển áp suất của hãng Pixsys như sau:

  • Nguồn cấp: bộ này có thể nhận được nguồn cấp từ 24..230 VAC/VDC ±15% 50/60 Hz.
  • Tín hiệu input: ngoài khả năng nhận tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất, bộ này còn có thể nhận được tín hiệu đầu vào là dạng 0-10V, 0-5V, cảm biến nhiệt độ pt100, cặp nhiệt điện (thermocouple).
  • Màn hình hiển thị rõ nét, có thể dễ dàng nhìn thấy trong điều kiện thiếu sáng.
  • Sai số ở mức rất thấp, chỉ là 0,1%.

Thông số kỹ thuật:

  • Nguồn cấp: 24..230 VAC/VDC ±15% 50/60 Hz
  • Hiển thị: màn hình LED 4 số chiều cao 9.6 mm
  • Tín hiệu input:

-Cặp nhiệt điện loại K, S, R, J,T,E,N,B. Chế độ tự bù nhiệt tại điểm lạnh (cold junction) -25…85° C
-Cảm biến nhiệt độ PT100, PT500, PT1000, Ni100, Ni120, PTC 1K, NTC 10K (β3435K and β3694K), NTC
2252 (β3976K).
-Dạng analog: 0-1 V, 0-5 V, 0-10 V, 0-20 o 4-20 mA, 0-60 mV.
-Biến trở: 1…150 KΩ

  • Tín hiệu output:

-Dạng relay: 5 A – 250 VAC
-Dạng SSR: 12 V, 25 mA

Cảm biến áp suất Georgin SR2R002A00:

Hãng Georgin là một thương hiệu lâu đời của Pháp, được ra đời vào năm 1939. Tính đến nay, hãng Georgin đã có hơn 81 năm hình thành và phát triển.
Với lịch sử phát triển lâu đời như vậy, hãng Georgin chuyên cung cấp các loại cảm biến áp suất nước, cảm biến áp suất dạng chênh áp, đồng hồ áp suất khí…. Và các bộ chuyển đổi tín hiệu, bộ điều khiển áp suất chuyên dùng trong khu vực dễ cháy nổ.

Cảm biến áp suất Georgin
Cảm biến áp suất Georgin SR2R002A00
Dòng cảm biến áp suất SR2R002A00 với thang đo là 0…250mbar, có thể đo được những mức áp suất rất nhỏ. Vì thế nên được dùng khá nhiều trong các ứng dụng đo áp suất khí.

Thông số kỹ thuật:

Sau đây là một vài thông số kỹ thuật của dòng sản phẩm này như sau:

  • Nguồn cấp: 8…30 Vdc
  • Thang đo: loại cảm biến áp suất của hãng Georgin được chia thành 2 model SR1 và SR2:

Dòng SR1 với thang đo bắt đầu từ 0…1 bar đến 0…600 bar
Dòng SR2 với thang đo bắt đầu từ 0…0,1 bar đến 0…60 bar

  • Tín hiệu output: 4-20mA
  • Ren kết nối: G1/4” (13mm).
  • Sai số: 1%
  • Vật liệu chân ren: inox 316L.
  • Chuẩn bảo vệ: IP65
  • Nhiệt độ làm việc: -25 to 85°C
  • Giá trị trả về khi cảm biến bị lỗi: ≈ 3.7 mA hoặc ≈ 25 đến 27 mA

Ưu điểm:

  • Chân ren làm bằng inox 316L, tăng khả năng bảo vệ.
  • Khả năng chịu đựng quá áp của cảm biến là gấp đôi thang đo, giúp bảo vệ an toàn.
  • Thời gian đáp ứng nhanh, dưới 4ms.
  • Thang đo đa dạng, thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.

Cách đấu dây bộ điều khiển áp suất:

Sau khi đã tìm hiểu qua về 2 thành phần của bộ này, ta sẽ đi vào phần chính của bài viết hôm nay.

Cách đấu dây cảm biến áp suất với bộ điều khiển áp suất:

Đầu tiên, ta sẽ tham khảo qua về sơ đồ đấu dây của bộ điều khiển áp suất như sau:

Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển áp suất
Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển áp suất
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy là đối với tín hiệu dạng 4-20mA, ta sẽ đấu trực tiếp vào 2 chân số 9 và 12 của bộ điều khiển.
Tiếp theo, ta sẽ tham khảo qua sơ đồ đấu dây của con cảm biến áp suất Georgin:
Sơ đồ đấu dây cảm biến áp suất Georgin
Sơ đồ đấu dây cảm biến áp suất Georgin
Con cảm biến áp suất của hãng Georgin, tín hiệu output của nó là dạng 4-20mA nên sẽ có 2 dây kết nối. Trong đó chân số 1 sẽ là chân dương (+) và chân số 2 sẽ là chân âm (-).
Vậy thì để đấu dây, ta chỉ cần đấu chân số 1 vào chân số 9 của bộ điều khiển. Và chân số 2 của cảm biến, ta sẽ đấu vào chân số 12 của bộ điều khiển.
Vậy là xong phần đấu dây.
Bộ điều khiển áp suất sau khi đấu dây
Bộ điều khiển áp suất sau khi đấu dây

Cách cài đặt bộ điều khiển áp suất Pixsys ATR144-ABC:

Tiếp theo ta sẽ cài đặt bộ điều khiển áp suất Pixsys ATR144-ABC. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đang có tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị trong tay.

Cài đặt tín hiệu input:

Trước tiên, ta nhấn vào phím FNC ở mặt trước trong khoảng thời gian 2-3s để hiện lên giao diện nhập pass.

Giao diện nhập pass bộ ATR144
Giao diện nhập pass
Để vào phần cài đặt, ta sẽ nhập pass là 1234. Còn nếu ta muốn reset cài đặt, ta sẽ nhập pass là 9999. Sử dụng 2 phím mũi tên để chuyển đổi các số, bấm phím SET sau khi nhập.
Tiếp theo nhấn phím FNC để vào giao diện cài đặt.
Giao diện cài đặt dạng tín hiệu input bộ ATR144
Giao diện cài đặt dạng tín hiệu input
Sau đó là giao diện cài đặt giá trị input của bộ điều khiển. Ta chọn giá trị là 4-20 để nhập tín hiệu input dạng 4-20mA. Sau đó bấm phím FNC.
Cài đặt phần số thập phân
Cài đặt phần số thập phân
Tiếp theo là giao diện cài đặt phần số thập phân. Nếu ta muốn tín hiệu nhuyễn hơn thì chọn 1 hoặc 2 chữ số sau phần thập phân. Bấm SET sau đó dùng 2 phím mũi tên để thay đổi giá trị.
Lưu ý là màn hình này chỉ hiển thị được 4 số. Nên ta cần lưu ý khi chọn phần thập phân để tránh bị mất số.
Sau khi đã cài đặt, bấm phím mũi tên lên.
Ta sẽ thấy giao diện L.L.i.I. Đây là nơi cài đặt giá trị ban đầu của thiết bị (lower input). Ta nhập ở đây là số 0 bằng cách nhấm phím SET.
Cài đặt giá trị thấp nhất
Cài đặt giá trị thấp nhất
Sau đó bấm phím mũi tên lên.
Giao diện u.L.i.I là giá trị max của tín hiệu (upper input). Vì cảm biến mình đang dùng có thang đo là 0…250mbar nên mình sẽ nhập giá trị 250 tại đây.
Cài đặt giá trị cao nhất
Cài đặt giá trị cao nhất
Sau đó nhấn phím FNC để thoát ra.

Cài đặt giá trị Alarm:

Sau khi thoát ra ở giao diện cài đặt giá trị input phía trên, ta sẽ bấm vào phím mũi tên lên để vào giao diện cài đặt alarm.

Giao diện cài đặt alarm bộ ATR144
Giao diện cài đặt alarm
Ở giao diện Alarm, ta bấm SET để vào phần cài đặt.
Trong phần cài đặt, ta cần quan tâm đến một vài thông số sau:
cài đặt trạng thái đóng mở relay
Trạng thái đóng / mở relay
Đây là phần ta khai báo trạng thái đóng/mở của relay. Tức là trạng thái NO / NC ( thường mở / thường đóng).
Ví dụ nếu ta muốn khi đến giá trị 100mbar thì tắt, ta sẽ chọn ở đây là NO.
Tiếp theo là cài đặt giá trị nhỏ nhất / lớn nhất của alarm.
Cài đặt giá trị alarm thấp nhất
Cài đặt giá trị alarm thấp nhất
Đây là nơi ta xác định giá trị thấp nhất có thể cài được của alarm. Thường thì ta sẽ chọn là 0.
Tiếp theo là giá trị cao nhất của alarm. Ở đây mình sẽ quy định cao nhất của nó chỉ là 250, tức là chỉ cài được tối đa là 250mbar.
Cài đặt giá trị alarm cao nhất
Cài đặt giá trị alarm cao nhất
Sau khi đã cài đặt xong alarm 1, ta có thể thực hiện hoàn toàn tương tự đối với alarm 2.
Để cài giá trị alarm, ngoài màn hình chính, ta sẽ cài đặt bằng cách bấm phím SET. Sau đó là cài trực tiếp giá trị alarm.

Mua (bộ điều khiển áp suất) ở đâu?

Tại Việt Nam, có thể liên hệ với Công ty Hưng Phát để tìm hiểu thêm thông tin cũng như báo giá về bộ điều khiển này. Chúng tôi là nhà phân phối của 2 thương hiệu Pixsys và Georgin tại Việt Nam.
Với ưu điểm là nhà phân phối trực tiếp, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng một sản phẩm với chất lượng tốt nhất cùng với một mức giá cực kỳ hợp lý.
Ngoài bộ điều khiển áp suất, Hưng Phát còn cung cấp nhiều bộ hiển thị khác nhau đáp ứng từng mục đích sử dụng. Thông tin có thể tham khảo thêm tại:

Bộ hiển thị đa năng

Cần thêm thông tin về sản phẩm, hãy liên hệ với mình theo thông tin:

Thông tin liên hệ:

Nguyễn Vũ Minh Triết
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách kiểm tra cảm biến áp suất

Tóm tắt nội dung1 Cảm biến áp suất là gì?2 Có bao nhiêu loại cảm biến áp suất?2.1 Cảm biến áp suất nước 4-20mA:2.2 Cảm biến áp suất hơi:2.3 Cảm biến áp suất chân không:2.4 Cảm biến áp suất khí nén:3 Vì sao cảm biến áp suất bị hư?3.1 Cảm biến bị cấp nguồn sai:3.2 […]

Thiết bị chống quá áp cho đồng hồ

Tóm tắt nội dung1 Van giảm áp cho đồng hồ áp suất:1.1 Ứng dụng của van giảm áp cho đồng hồ:1.2 Thông số kỹ thuật của van giảm áp cho đồng hồ:2 Ống siphon giảm nhiệt cho đồng hồ áp suất:2.1 Thông số kỹ thuật:2.2 Cách lắp đặt ống siphon:3 Tháp giải nhiệt (cooling tower): […]

Hướng dẫn cách lắp đặt đồng hồ áp suất

Tóm tắt nội dung1 Lắp đặt đồng hồ áp suất sao cho đúng?1.1 Nhiệt độ làm việc của đồng hồ:1.2 Cách kết nối chân ren:1.2.1 Đối với ren dạng côn NPT:1.2.2 Đối với ren thẳng BSP:1.3 Bộ phận chống quá áp:1.3.1 Sử dụng thiết bị cách ly:1.3.2 Sử dụng thiết bị bảo vệ quá tải:1.4 […]