Trung tâm Nghiên cứu Triển khai R&D (Khu Công nghệ cao TP HCM) và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch ICDREC (ĐHQG TP HCM) đã công bố việc nghiên cứu và chế tạo thành công chip cảm biến áp suất

Không dừng lại ở đó, các kỹ sư của 2 trung tâm tiếp tục nghiên cứu trong 6 tháng để hoàn thiện và nâng cao các tính năng của chip cảm biến áp suất, sớm đưa sản phẩm nghiên cứu đi vào cuộc sống.

Việt Nam chế tạo chip cảm biến áp suất ứng dụng cao

ThS Trương Hữu Lý, trưởng nhóm nghiên cứu chip cảm biến áp suất, cho biết: Chip cảm biến áp suất được sản xuất theo công nghệ vi cơ điện tử (MEMS) đầu tiên của Việt Nam được sản xuất ở quy mô nhiều chip trên một wafer với nhiều kích thước và dải đo khác nhau. Trong công nghiệp, chip cảm biến áp suất có tác dụng kiểm soát áp suất đường ống khí gas. Trong lĩnh vực y tế, dùng trong thiết bị đo huyết áp. Trong đời sống, dùng trong các thiết bị đo mực nước như máy giặt, máy rửa chén, bồn nước…Ngoài ra, chip cảm biến áp suất còn được sử dụng để chế tạo thiết bị đo và lưu trữ thông tin mực nước, phục vụ chương trình thủy lợi cũng như chống ngập úng. Bước đầu, chip cảm biến áp suất của Trung tâm R&D được sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm với độ đồng nhất trên 80% (sản xuất bằng tay). Nếu sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, tỉ lệ này ước đạt 95%. Hiện nay, chip cảm biến áp suất đã được Công ty Global Technical Service (Khu Công nghệ phần mềm Quang Trung) ký thỏa thuận hợp tác để ứng dụng trong sản xuất thiết bị đo áp suất trong các phòng sạch (phòng thí nghiệm). Đây là hướng ra trước mắt của sản phẩm nghiên cứu của Trung tâm R&D và ICDREC.

 Cần đưa chip cảm biến áp suất vào thực tiễn đời sống

Khi các sản phẩm nghiên cứu khoa học có thị trường thì ngành công nghiệp vi mạch nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung mới có cơ hội phát triển

Nhiều khó khăn còn ở phía trước

Dự kiến trong năm 2014, Trung tâm ICDREC và R&D sẽ công bố khoảng 30 sản phẩm nghiên cứu hướng ứng dụng vào đời sống dân sinh. Tuy nhiên, bước đầu các sản phẩm này thương mại hóa cực kỳ khó khăn. Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, cho biết: “Để cho ra đời chip cảm biến áp suất hoàn chỉnh, chúng tôi không dừng lại ở đề tài đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ mà còn phải đầu tư thêm 2 tỉ đồng để hoàn thiện cho đến sản phẩm cuối cùng bởi hiện nay, các nhà khoa học muốn thuyết phục các doanh nghiệp đầu tư cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học thật khó. Các nhà khoa học không thể chuyển giao công nghệ ở mức nghiên cứu mà phải làm cho ra sản phẩm hoàn chỉnh đến vỏ hộp và đóng gói. Lúc đó các nhà khoa học mới đem sản phẩm hoàn chỉnh để thuyết phục doanh  nghiệp đầu tư”.

Để một đơn vị nghiên cứu khoa học như ICDREC làm tốt công việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thì nhà nước cần có những chính sách phù hợp, tạo ra quỹ phát triển khoa học công nghệ hoặc nếu xét thấy các sản phẩm nghiên cứu có tính ứng dụng cao, cần thiết cho đời sống dân sinh, nhà nước có thể mua các kết quả nghiên cứu đó để đưa vào sản xuất thử nghiệm và sau đó chuyển giao cho doanh nghiệp; không nên để một đơn vị nghiên cứu cứ phải đi tìm đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu khoa học vì đó không phải là nhiệm vụ chính của các đơn vị nghiên cứu khoa học. Nếu làm được điều này, sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam sớm được ứng dụng đi vào cuộc sống. Khi các sản phẩm nghiên cứu khoa học có thị trường thì ngành công nghiệp vi mạch nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung mới có cơ hội phát triển. Chúng ta mới thật sự làm chủ công nghệ chứ không thể cứ mãi mãi là lắp ráp, gia công phụ thuộc công nghệ của nước ngoài.

Cám ơn các bạn đã chú ý bài báo, để biết cần tư vấn về thiết bị tự động hóa như bộ chia tín hiệu 4-20mabộ chuyển đổi pt100đồng hồ áp suất, cảm biến áp suất, cảm biến báo mức, bộ cách ly 4-20ma, cảm biến xoay báo mức, chống nhiễu 4-20ma… các bạn vui lòng liên hệ theo thông tin trên web. Xin cám ơn

Bài và ảnh: Hồng Thúy

Theo Báo Người Lao Động