Thép không gỉ là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi từ các thiết bị gia dụng đến các thiết bị công nghiệp. Phổ biến là vậy nhưng ít ai biết được thép không gỉ là gì? Thép không gỉ và inox có phải là một loại? Vì sao lại có inox 304 và inox 316L?

inox là gì
Inox là gì? Thép không gỉ là gì?
Để tìm hiểu thêm về thép không gỉ, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau.

Thép không gỉ là gì?

Nói một cách đơn giản, thép không gỉ là một dạng hợp kim của sắt và crôm. Trong đó tỷ lệ thành phần của crôm tối thiểu là 10,5%.
Crom là một kim loại có độ chống ăn mòn rất cao. Vì thế khi được pha chung với sắt, crom sẽ đóng vai trò như một lớp áo giáp để bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.

thép không gỉ có phải là inox
Thép không gỉ là gì?

SUS là gì? Stainless Steel là gì?

Trong tiếng Anh, SUS là viết tắt của cụm từ “Steel Use Stainless” hay còn được viết gọn hơn là Stainless Steel. Từ này để dùng chỉ những vật liệu kim loại ít bị ăn mòn hoặc bị gỉ sét.
Còn ở Việt Nam, người ta SUS là “Inox” (i-nốc).

Thép không gỉ và inox khác nhau như thế nào?

Như phần định nghĩa SUS trên, ta cũng đã biết được. Thực chất là thép không gỉ và inox là cùng chỉ về 1 loại vật liệu.
Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, trong đời sống hàng ngày, người ta thường gọi thép không gỉ là inox.
Và thực ra thì từ “Inox” có gốc từ tiếng Pháp. Nó được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam, trước tiên bởi vì Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ người Pháp, thứ hai là từ “Inox” rất ngắn gọn, dễ phát âm.

Các loại thép không gỉ?

Chúng ta thường nghe nhất là thép không gỉ 304 hoặc 316. Nhưng thực chất thì inox 304 hoặc inox 316 đều thuộc 1 nhóm chung của thép không gỉ. Còn về các loại thép thì có đến 4 loại:

  • Thép không gỉ Austenitic
  • Thép không gỉ Ferritic

Ngoài ra còn có:

  • Thép không gỉ Austenitic-Ferritic (Duplex)
  • Thép không gỉ Martensitic

Inox 316L – Inox 316:

Có thể bạn sẽ lầm tưởng rằng Inox 316 và Inox 316L là giống nhau. Nhưng thực chất thì 2 loại này là khác nhau. Inox 316 là loại inox chuẩn. Còn inox 316L là 1 phiên bản khác của inox 316, loại này có hàm lượng cacbon thấp hơn nên sẽ giúp cho bề mặt vật liệu không bị nứt khi hàn ở nhiệt độ cao.
Và trong đó, L là viết tắt của từ “Low”, ý là chỉ hàm lượng cacbon thấp.

thành phần của thép không gỉ
Thành phần của thép không gỉ

Inox 304:

Loại Inox này thường được dùng nhiều nhất do giá thành tương đối rẻ hơn so với loại inox 316L. Trong thành phần của Inox 304 có chứa 18% Crom và 10% niken.

Inox 316 và inox 304 khác nhau ra sao?

Một số điểm khác nhau giữa inox 316 và inox 304 như sau:

  • inox 316 không bị nhiễm từ, còn inox 304 có thể bị nhiễm từ nhẹ.
  • Inox 316 có khả năng chống ăn mòn cao hơn so với inox 304.
  • Khả năng chịu nhiệt độ của inox 316 cao hơn. Đối với inox 316L, nó còn có khả năng chống mưa carbon tốt hơn inox 316 tiêu chuẩn.

Ứng dụng của thép không gỉ?

Có rất nhiều ứng dụng của thép không gỉ trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp. Thường thấy nhất chính là các loại muỗng, nĩa, nồi nấu, van xả nước…. và còn rất rất nhiều cái khác.

ứng dụng của inox trong đời sống
Một vài vật dụng trong nhà bằng inox
Còn trong công nghiệp, inox thường được dùng trong những ứng dụng đòi hỏi nhiệt độ cao và khả năng chống ăn mòn.

Cảm biến báo mức nước thải bằng inox 316L:

Nước thải với đặc tính là có độ ăn mòn cao. Vì thế khi đo mức trong các bồn chứa nước thải, gần như bắt buộc ta phải dùng các loại cảm biến báo mức hoặc phao báo mức làm bằng vật liệu Inox 316L để giảm thiểu việc ăn mòn.

cảm biến báo mức bằng inox
cảm biến báo mức bằng inox

Cảm biến nhiệt độ pt100 bằng inox:

Đối với cảm biến nhiệt độ Pt100, lớp vỏ bảo vệ bên ngoài que dò thường được làm bằng inox. Lý do là inox có khả năng bảo vệ tốt hơn.
Mặt khác, lớp vỏ ngoài bằng inox sẽ giúp cảm biến không bị ăn mòn. Với những ứng dụng đo nhiệt độ hóa chất, nước biển…. người ta bắt buộc phải dùng inox 316L hoặc dùng thêm 1 ống bảo vệ bên ngoài (thermowell).

Đồng hồ đo áp suất bằng inox:

Có rất nhiều các thương hiệu đồng hồ áp suất trên thị trường. Tuy vậy, gom chung lại, ta chỉ có thể chia thành 2 loại lớn: đồng hồ đo áp suất bằng inox và đồng hồ đo áp suất bằng đồng.

đồng hồ đo áp suất bằng inox
đồng hồ đo áp suất bằng inox
Dĩ nhiên là loại bằng đồng sẽ có giá rẻ hơn so với loại bằng inox. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cần đo áp suất nước sạch, người ta bắt buộc phải dùng loại đồng hồ áp suất bằng inox.
Lý do là loại bằng đồng sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị rỉ sét và làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Cảm biến áp suất bằng inox:

Đa số các loại cảm biến áp suất đều có phần chân ren làm bằng inox 316L. Lý do là phần ren kết nối là phần tiếp xúc với nhiệt độ và áp suất nhiều nhất.

cảm biến áp suất bằng inox
cảm biến áp suất bằng inox
Trên đây là những chia sẻ của mình về thép không gỉ là gì? Thép không gỉ khác inox ra sao?
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách lắp đặt đồng hồ áp suất nước

Tóm tắt nội dung1 Đồng hồ đo áp suất là gì – Đồng hồ áp suất nước là sao?1.1 Đồng hồ đo áp suất nước là sao?1.2 Vì sao lại dùng đồng hồ đo áp suất nước?2 Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất nước:2.1 Thang đo của đồng hồ:2.2 Môi […]

nước thải công nghiệp là gì Nước thải công nghiệp là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ra sao?

Tóm tắt nội dung1 Nước thải là gì?1.1 Nước thải công nghiệp là gì?1.2 Nước thải có bao nhiêu loại?1.3 Nước thải trong khu công nghiệp nguy hiểm ra sao?2 Xử lý nước thải trong nhà máy:2.1 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp:2.2 Chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp:3 Quy trình xử […]

lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện tử Lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải

Tóm tắt nội dung1 Đồng hồ đo lưu lượng nước thải là gì?1.1 Nguyên lý hoạt động của lưu lượng kế đo nước thải:2 Lưu ý trước khi khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải:2.1 Xác định kích thước đường ống:2.2 Nhiệt độ của nước thải là bao nhiêu?2.3 Thông số kỹ […]