psi là gì?

Bạn đang dùng đồng hồ áp suất hoặc cảm biến áp suất có đơn vị đo tính là psi. Vậy bạn có biết psi có nghĩa là gì? Vì sao người ta lại dùng psi để đo áp suất? Và tại sao lại có nhiều đơn vị đo áp suất khác như bar, mbar, MPa, mmHg, kg/cm2, KPa,…. mà không phải là 1 đơn vị đo áp suất chung cho cả thế giới?

psi là gì
Đồng hồ áp suất có đơn vị là psi
Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ cố gắng giải thích hết những thông tin trên.
Cùng mình tìm hiểu nha.

psi là viết tắt của từ gì?

Đầu tiên thì psi là viết tắt của cụm từ “Pound per Square Inch” hay dịch theo tiếng Việt thì psi là giá trị áp suất do 1 lực có trọng lượng 1 pound (0.453592 kg) tác dụng lên 1 inch vuông.
Cần nói thêm thì Inch là 1 đơn vị đo lường của Châu Âu nói chung và của Mỹ nói riêng. Ta có thể quy đổi giá trị 1 inch = 25.4 mm để dễ tính toán.

Đơn vị psi là gì?

Đây là đơn vị đo áp suất mà ta thường gặp nhất trên các loại thiết bị công nghiệp có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ hoặc Bắc Mỹ.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, người ta đang dần chuộng dùng các sản phẩm đến từ Châu Âu hoặc G7/Mỹ nên việc ta thường gặp và làm việc với đơn vị psi là hết sức bình thường.
Ngoài đơn vị psi thì trên thế giới hiện nay còn có các đơn vị khác. Tuy nhiên tùy theo từng vùng/quốc gia mà người ta sẽ dùng 1 đơn vị khác nhau. Chẳng hạn như:
Ở Châu Âu/G7 thì người ta sẽ thường dùng đơn vị là bar hoặc mbar để đo áp suất.
Còn ở Châu Á mà tiêu biểu là nước Nhật (là nước duy nhất ở Châu Á lọt nhóm G7) lại sử dụng đơn vị là MPa, KPa,..
Ngoài ra, ở Mỹ hoặc Bắc Mỹ như ta đã biết, người ta dùng đơn vị là psi, kpi….

Tại sao có nhiều đơn vị đo áp suất ngoài psi?

Ngày xưa lúc tôi vừa tiếp xúc với ngành công nghiệp tự động, tôi cũng từng hoa mắt trước rất nhiều đơn vị áp suất như bar, mbar, MPa, KPa, psi, mmHg, ksi, …

psi là gì
vì sao dùng đơn vị psi
Và tôi cũng luôn tự hỏi, tại sao người ta lại đặt ra quá nhiều đơn vị áp suất mà không dùng 1 đơn vị duy nhất để sử dụng?
Và rồi, sau thời gian tìm hiểu trên internet, tôi đã tìm ra được nguyên nhân:

  • Đầu tiên nhất chính là do Chiến tranh thế giới thứ II. Sau khi chiến thanh kết thúc, thế giới bị chia cắt thành nhiều quốc gia và các nước thuộc địa. Sau đó qua quá trình phát triển sau chiến tranh, mỗi quốc gia lại phát triển 1 đơn vị riêng để đo áp suất. Và xem đó như là 1 đơn vị chuẩn của quốc gia mình.
  • Thứ 2 nữa là các quốc gia này (đi đầu chính là Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật) là những nước lớn. Vì thế mà lòng tự tôn dân tộc của họ rất cao, họ không chấp nhận đơn vị đo áp suất khác ngoài đơn vị của chính họ.

Chính 2 lý do này đã làm phát sinh rất nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau.

Cách chuyển đổi đơn vị psi sang bar, mbar, MPa, KPa:

Việc thông thương, buôn bán giữa các quốc gia là bắt buộc để các nước phát triển. Chính vì thế mà khi buôn bán các loại thiết bị áp suất như đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến đo áp suất, người ta bắt buộc phải chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất với nhau.
Theo đó, ta sẽ có 2 cách để chuyển đổi các đơn vị đo áp suất.

Dùng bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất:

Sau 1 thời gian tìm hiểu trên internet; mình đã tìm được 1 bảng quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất. Sau đây mình xin chia sẻ để các bạn tham khảo:

psi là gì
Bảng quy đổi các đơn vị áp suất
Theo như bảng trên, ta có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các đơn vị áp suất với nhau.
Ví dụ như theo bảng trên, ta sẽ có:
1 psi = 14,504 bar = 0,0145 mbar
1 psi = 145,04 MPa = 0,14504 kPa = 0,000145 Pa.
Rất đơn giản đúng không nào.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về các đơn vị đo áp suất khác tại địa chỉ:

Giới thiệu các đơn vị đo áp suất hiện nay

Dùng đồng hồ đo áp suất điện tử:

Có một cách đơn giản hơn rất nhiều để quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất với nhau mà không cần tra bảng. Đó là ta dùng các loại đồng hồ đo áp suất dạng điện tử.

psi là gì
Đồng hồ áp suất điện tử ADT681 và ETd-03 hãng Stiko-Hà Lan
Những loại đồng hồ áp suất điện tử này đều có khả năng chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị áp suất. Chỉ đơn giản chỉ bằng… 1 nút bấm.
Tiêu biểu nhất là 2 loại đồng hồ áp suất điện tử ETd-03ADT681 của hãng Stiko-Hà Lan. 2 loại đồng hồ áp suất này có khả năng chuyển đổi giữa 11 đơn vị đo áp suất: Pa; kPa, MPa, psi, bar, mbar, kgf/cm2, inH2O, mmH2O, inHg, mmHg.
 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN