Đồng hồ đo áp suất là một trong những  đồng hồ được dùng nhiều và phổ biến nhất hiện nay, Đồng hồ đo áp suất- mua đồng hồ áp suất  được nhập từ Hà Lan/Pháp, nhập về Việt Nam thông qua Hưng Phát là đơn vị đại diện duy nhất tại Việt Nam.
Khi chọn mua đồng hồ áp suất, ta sẽ thấycó nhiều dòng và nhiều thang đo khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và yêu cầu khách hàng chúng ta sẽ lựa chọn được đồng hồ thích hợp.

Đồng hồ đo áp suất- mua đồng hồ áp suất cần chọn những thông số gì?

Dải đo áp suất – thang đo áp suất:

Khi chọn đồng hồ áp suất, ta phải quan tâm đặc biệt tới dải đo áp suất. Dải đo đồng hồ áp suất có nhiều thang đo như 0-1bar, 0-2,5bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-16bar, 0-25bar, 0-40bar, 0-60bar, 0-100bar, 0-200bar, 0-250bar, 0-300bar, 0-400bar, 0-600bar….
Dải đo là điều quan trọng nhất trong lựa chọn đồng hồ áp suất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và độ bền của đồng hồ.
Vậy, dải đo áp suất của đồng hồ là gì?
Đây là giá trị được ghi trên mặt đồng hồ áp suất. Nó thể hiện giá trị áp suất lớn nhất mà đồng hồ có thể đo được.
Ví dụ như đồng hồ áp suất có dải đo 0-10bar thì “0-10 bar” chính là dải đo của đồng hồ áp suất.
Kinh nghiệm là bạn nên mua đồng hồ áp suất có dải đo lớn hơn giá trị áp suất lớn nhất cần đo để đảm bảo độ bền.
Ví dụ: bạn cần đo áp suất trên đường ống là 6bar thì nên chọn đồng hồ dãy đo tối đa 10bar, vì càng gần với áp suất thực tế thì độ chính xác càng cao.

Đường kính mặt đồng hồ là 63mm hay 100mm?

Đồng hồ đo áp suất có nhiều kích thước khác nhau , thông thường kích thước hay dùng nhất là 63mm và 100mm. Ngoài ra còn có các mặt đồng hồ như 40mm, 160mm, 200mm..
Việc lựa chọn kích thước là cho việc dễ quan sát và phụ thuộc vào nơi cần lắp, không gian lắp, đường ống cần lắp, đường ống nhỏ mà lắp đồng hồ lớn thì sẽ gây hư hại cho đường ống. ( đối với đồng hồ điện tử thì không có mặt lớn, chỉ có một dãy led hiển thị thông số ).
Ví dụ ta cần lắp đồng hồ ở vị trí ngang tầm mắt, dễ quan sát thì nên chọn loại đường kính mặt 63mm. Còn nếu ta cần lắp đồng hồ ở xa hoặc trên cao thì nên chọn đường kính mặt đồng hồ từ 100mm trở lên để dễ quan sát.

Đồng hồ đo áp suất bằng Inox hay đồng?

Lựa chọn vật liệu cho Đồng hồ đo áp suất , đồng hồ áp suất trên thị trường có hai dạng vật liệu chính là đồng và inox. Nếu dùng cho axit , thực phẩm hoăc hợp chất ăn mòm thì chọn inox, còn các ứng dụng thông thường có thể dùng đồng.
Đặc biệt, khi bạn đo áp suất trên đường ống dẫn nước, bạn nên chọn loại đồng hồ áp suất có chân bằng inox. Vì chân đồng sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa, sẽ làm thay đổi chất lượng nước.

Ren kết nối:

Kiểu kết nối cho đồng hồ, có các dạng chính sau : G1/2″, G1/4″, NPT1/2″, NPT1/4″…

Đồng hồ áp suất dạng màng dủng cho thực phẩm, hoá chất
Đồng hồ áp suất dạng màng dủng cho thực phẩm, hoá chất
  • Lựa chon Đồng hồ đo áp suất có chân kết nối nằm phía trước hoặc phía sau ( hay còn gọi là chân đứng và chân nằm).

Loại đồng hồ áp suất:

Tùy theo mục đích sử dụng mà ta sẽ chọn loại đồng hồ áp suất tương ứng. Một vài loại đồng hồ cơ bản như sau:

  • Kiểu đồng hồ dạng 1 kim hay nhiều kim, đa phần các đồng hồ điều có 1 kim, một số dạng đặc biệt thì có nhiều hơn từ 2-3 kim,một số dạng còn có tích hợp công tắc áp suất.
  • Đồng hồ áp suất có đạt tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm, tiêu chuẩn chống cháy nổ ( cái này một số ít nhà máy yêu cầu). Ta sẽ chọn đồng hồ áp suất dạng màng trong trường hợp này.
  • Đồng hồ áp suất điện tử: thường được dùng nhiều nhất trong các phòng thí nghiệm hoặc dùng để test áp suất. Vì độ chính xác cao và giá thành tương đối cao.

Nhiệt độ làm việc của đồng hồ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, nếu chọn lựa đồng hồ làm việc thấp hơn nhiệt độ lưu chất qua đồng hồ sẽ gây hư hỏng.
Đối với các loại đồng hồ áp suất thông thường sẽ có nhiệt độ môi trường chịu được tối đa là 60 độ C. Và nhiệt độ chịu được ở phần ren kết nối là 100 độ C.
Trong trường hợp ta cần đo áp suất hơi nước chẳng hạn. Nếu nhiệt độ hơi nước là trên 100 độ C thì ta phải dùng thêm ống siphon để giảm nhiệt.

Đơn vị đo áp suất:

Khi mua đồng hồ đo áp suất chúng ta thường chọn đúng thông số và đơn vị được yêu cầu, theo tôi cái này không nhất thiết phải chọn đúng, giả sử cần mua đồng hồ dãy đo 0-4bar nhưng không có hàng chúng ta có thể sử dụng dãy đo 0-6bar, chỉ cần không chọn dãy đo quá chênh lệch.
Thứ hai là đơn vị đo, thông thường ở các nước Châu Á sẽ dùng đơn vị là Pa hoặc KPa, MPa. Còn các nước Châu Âu thì dùng đơn vị là bar, mbar. Riêng nước Mỹ thì lại đùng đơn vị là Psi hoặc KPsi. Khi lựa chọn đơn vị đo áp suất; ta có thể chọn giữa các đơn vị khác nhau theo bảng quy đổi cụ thể.
Giả sử đồng hồ có dải đo 0-300Kpa thì có thể thay thế bằng đồng hồ 0-3bar.

Bảng quy đổi các đơn vị áp suất:

Thực ra có rất nhiều đơn vị dùng để đo áp suất. Tuy nhiên, chia theo từng tiêu chuẩn khác nhau, ta sẽ có thể chia ra thành từng loại đơn vị. Sau đây là bảng giá trị qui đổi các đơn vị áp suất

Tính theo ” hệ mét ” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn

Theo hệ Pascal:
1 bar            =            100000 Pa ( pascal )
1 bar            =            0.1 Mpa ( megapascal )
ngoài ra:
1 bar            =            100 kPa ( kilopascal )
1 bar            =            1000 hPa ( hetopascal )
Theo hệ kg:
1 bar            =            1.02 kg/cm2
1 bar            =            10197.16 kg/m2
Theo hệ bar chuẩn:
1 bar            =            1000 mbar ( milibar )

Tính theo ” áp suất ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn 

1 bar            =            0.99 atm ( physical atmosphere )
1 bar            =            1.02 technical atmosphere

Tính theo ” hệ thống cân lường ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar            =            0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )
1 bar            =            14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )

Tính theo  ” cột nước ”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar 

1 bar            =            10.19 mét nước  ( mH2O )
1 bar            =            401.5 inc nước ( inH2O )
ngoài ra còn có đơn vị cmH2O:
1 bar            =            1019.7 cm nước ( cmH2O )

Tính theo  ” thuỷ ngân  ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar            =            29.5 inHg ( inch of mercury )
1 bar            =            75 cmHg ( centimetres of mercury )
ngoài ra:
1 bar            =           750 mmHg ( milimetres of mercury )
1 bar            =            750 Torr

Đồng hồ đo áp suất- mua đồng hồ áp suất mua ở đâu ?

Trên thị trường có nhiều đồng hồ đo áp suất có xuất xứ đa dạng như Trung Quốc; Hàn, Ấn Độ, Nhật; Đức, Ý.. . Trong đó những đồng hồ có xuất xứ từ Châu Âu/G7 thì mang lại độ chính xác cao và có uy tín hơn cả.
Lựa chọn đồng hồ áp suất tốt sẽ mang lại sự an tâm cho người cung cấp và người dùng. Do đó nếu các bạn có nhu cầu sử dụng Đồng hồ đo áp suất chuẩn Châu Âu/G7; thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và báo giá.
Thông tin liên hệ:
Phone/Zalo: 0987 0983 11 – Mr Triết
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN