Trong hầu hết các ứng dụng đo nhiệt độ, người ta thường dùng đơn vị là độ C hoặc độ F. Vậy bạn có từng thắc mắc là độ C là gì? độ F là gì? Độ C và độ F khác nhau ra sao? Cách đổi độ C sang độ F cũng như là cách đổi từ độ F sang độ C?
Nếu cùng có thắc mắc như trên, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau.
Đầu tiên, ta cần phải tìm hiểu trước về một số các khái niệm:

Các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến trên thế giới:

Chúng ta chỉ thường thấy quen thuộc nhất là các đơn vị như độ C, độ F hoặc độ K. Nhưng mà thật ra thì có khá nhiều các đơn vị được dùng để đo nhiệt độ. Ví dụ như các đơn vị: đơn vị độ R/Ra ( Rankine ), đơn Vị độ N ( Newton ), đơn vị độ Réaumur, đơn vị độ Romer.

Các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến
Các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến
Lý do mà ta ít thấy các đơn vị đo nhiệt độ khác là do các thiết bị đo nhiệt độ hiện nay chỉ dùng các đơn vị là độ C hoặc độ F. Trong đó thì độ C vẫn là được dùng nhiều nhất, độ F thì chỉ được dùng chủ yếu ở Mỹ hoặc các quốc gia thuộc địa của Anh.

Tìm hiểu về độ F, Độ F là gì?

Độ F là một đơn vị đo nhiệt độ, chắc chắn là vậy rồi. Tuy nhiên, có rất ít khi ta gặp được đơn vị này. Lý do là vì nó khá là khó nhớ cũng như là rất ít các thiết bị dùng đến đơn vị này.
Nhưng ta cũng không thể nói là độ F không được dùng nhiều. Bởi vì trong thời gian trước năm 1960, người ta chỉ dùng độ F để đo nhiệt độ. Sau này, khi độ C trở nên phổ biến thì người ta mới ít dùng tới độ F.
Đầu tiên, ta cũng nên biết, độ F chính là viết tắt của tên người sáng lập ra nó. Cụ thể, độ F được viết tắt bởi tên của nhà vật lý người Đức – Fahrenheit.

nhiệt kế độ K và độ C
Một loại nhiệt kế độ K và độ C
Đối với Fahrenheit, đầu tiên ông chọn số 0 trên thang đo nhiệt độ F vào thời điểm lạnh nhất mùa đông 1709 tại nơi ông sinh sống.
Theo đó, ông định nghĩa độ F theo trạng thái của nước, ở 32 độ F (°F) nước sẽ đóng băng và nước sẽ sôi ở mức nhiệt 212 °F (trong điều kiện áp suất khí quyển tiêu chuẩn).

Tìm hiểu về độ C, Độ C là gì?

Độ C hay còn gọi là độ Celsius, được lấy theo tên của nhà thiên văn học người Thuỵ điển Anders Celsius.
Với Celsius, ông đưa ra hệ thống đo nhiệt độ theo trạng thái của nước. Theo đó, nước sẽ sôi ở 100 độ C và nước sẽ đóng băng tại 0 độ C.
Ngày nay, đơn vị đo nhiệt độ được sử dụng phổ biến nhất chính là độ C . Đơn vị đo nhiệt độ C được ký hiệu là : °C được dùng trong tất cả các ngành từ y tế, khoa học, công nghiệp và cả trong đời sống.

thang nhiệt giai C, K, F
thang nhiệt giai C, K, F
Vậy bạn có thắc mắc là vì sao đơn vị độ C lại được dùng phổ biến nhất?
Lý do rất đơn giản, độ C được dùng phổ biến nhất bởi sự tiện dụng của nó. Ta có thể thấy, định nghĩa của độ C rất đơn giản: 0°C tại nhiệt độ nước đóng băng và 100°C tại thời điểm nước sôi.
Một lý do khác là con số 0-100 vừa tròn vừa dễ nhớ và có độ chính xác cao tuyến tính trong quá trình đo. Chính vì thế mà đơn vị độ C gần như được sử dụng như một đơn vị đo quốc tế.

Tìm hiểu về độ K, Độ K là gì?

Một đơn vị khác của nhiệt độ mà ta thường gặp đó chính là độ K. Trong hệ thống đo lường, nhiệt độ tính theo thang nhiệt giai Kelvin được gọi là nhiệt độ tuyệt đối.
Theo đó, trong thang đo nhiệt độ, 1°K sẽ có giá trị bằng với 1 °C. Và 0°C ứng với 273,15K.
Cũng giống như độ C và độ F, thang nhiệt độ K cũng được lấy tên theo người đã phát minh ra nó. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất.
Trong thực tế, thang nhiệt giai Kelvin chỉ được dùng trong lĩnh vực vật lý nhiệt học và nhiệt động lực học.

Cách đổi các đơn vị nhiệt độ:

Vì sao cần phải đổi độ C sang độ F?

Mục đích là để trả lời cho câu hỏi 1 độ c bằng bao nhiêu độ f, ta cần phải chuyển đổi giữa đơn vị độ C và độ F.
Hoặc là khi ta cần thống nhất giữa các đơn vị đo. Ví dụ trong nhà máy của bạn, tất cả các loại cảm biến nhiệt độ pt100, cảm biến nhiệt độ can nhiệt đều cho ra đơn vị là độ C.
Tuy nhiên một số loại máy móc đời cũ hoặc hàng hiếm thì lại chỉ nhận được độ F.
Trường hợp này, ta phải chuyển đổi qua lại giữa độ C và độ F.
Sau đây là cách ta dùng để chuyển đổi:

Cách đổi độ C sang độ F:

Để đổi độ C sang độ F, ta có công thức sau:

°F = °C × 1.8 + 32

Giải thích: để đổi độ C sang độ F, ta sẽ lấy độ C nhân với 1,8  và cộng cho 32.
Ví dụ: bạn cần đổi 32 độ C sang độ F, công thức như sau:

°F = 32 × 1.8 + 32 = 89,6

Từ đó suy ra, 32 độ C sẽ bằng 89,6 độ F.

Cách đổi độ F sang độ C:

Ngược lại với Công thức trên, ta sẽ có công thức đổi độ F sang độ C như sau:

°C = (°F – 32) / 1.8

Ví dụ: bạn cần đổi 60 độ F sang độ C, công thức như sau:

°C = (60 – 32) / 1.8  = 15,55

Từ đó xác định: 60 độ F sẽ bằng 15,55 độ C.

Bảng so sánh các đơn vị đo nhiệt độ:

Tổng kết lại, ta sẽ có bảng so sanh các đơn vị đo nhiệt độ hiện nay như sau:

Bảng so sánh các thang đo nhiệt độ
Bảng so sánh các thang đo nhiệt độ
Theo bảng trên, ta có thể quy đổi các giá trị nhiệt độ đơn giản.
Trên đây là những chia sẻ của mình về cách đổi độ c sang độ f cũng như cách đổi độ f sang độ c.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.
Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này với mọi người bạn nhé.
Xin cảm ơn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN