Cảm biến áp suất âm nó sẽ khác nhiều so với các loại cảm biến với thang đo dương trên thị trường. Và việc lựa chọn cảm biến cũng sẽ hơi khác so với các loại khác. Để lựa chọn được một thiết bị phù hợp với yêu cầu cũng sẽ tốn không ít thời gian.
Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hỗ trợ mọi người lựa chọn cảm biến áp suất âm sao cho ok nhất.
Nội dung bài viết:
Thông số cần lưu ý khi chọn cảm biến áp suất âm:
Sử dụng sai loại cảm biến hoặc sai thang đo sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống. Vì thế, trước khi mua, ta cần phải lưu ý một vài những thông số như sau:
Thang đo và cách chọn thang đo cho cảm biến áp suất âm:
Đây chính là phần quan trọng của bất kỳ loại cảm biến áp suất nào. Đầu tiên thì thang đo chính là phần giá trị mà cảm biến có thể đo được.
Ví dụ như loại cảm biến có thang đo là 0-10bar thì giá trị cao nhất có thể đo được là 10bar, tương đương với 10kg.
Hoặc như cảm biến có thang đo -1….0bar thì giá trị cao nhất có thể đo được là 0bar. Và đây là cảm biến áp suất âm hoặc gọi là cảm biến áp suất chân không.
Thông thường khi chọn thang đo, ta sẽ chọn thang đo cao hơn 1 ít so với yêu cầu. Ví dụ như ta cần đo áp suất là 4bar thì nên chọn loại thang đo 0-6bar.
Còn đối với cảm biến áp suất âm, ta cần phải xác định là cảm biến chỉ sử dụng đo áp âm thôi hay cần đo cả áp dương.
Một vài những thang đo áp âm mà ta thường gặp như: -1…0bar, -1…3bar, -1…24bar….
Nếu xác định ta chỉ cần đo áp âm thì nên chọn loại thang đo -1…0bar.
Còn nếu hệ thống thường dùng đo áp dương, thỉnh thoảng mới đo áp âm thì có thể chọn loại thang đo -1…3bar hoặc -1…24bar.
Tín hiệu ngõ ra của cảm biến:
Hiện tại thì tín hiệu ngõ ra phổ biến nhất là dạng 4-20mA.
Ngoài ra thì ta cũng có tín hiệu ngõ ra là 0-10V hoặc 0-5V. Nhưng loại tín hiệu này khá ít thấy trên thị trường, thường chỉ gặp trong các hệ thống cũ.
Ngoài ra thì cũng có loại cảm biến áp suất có tín hiệu đầu ra dạng ModBUS, nhưng loại này khá ít gặp trên thị trường.
Môi trường sử dụng:
Nếu môi trường sử dụng chỉ là dạng nước, khí thông thường thì ta có thể chọn loại cảm biến thường cũng vẫn được.
Tuy nhiên đối với môi trường là dạng hoá chất ăn mòn, bùn sình, chất sệt,… thì ta nên dùng loại cảm biến áp suất màng để đảm bảo. Bởi vì loại cảm biến này nó sẽ có 1 lớp màng phía dưới để bảo vệ những thành phần bên trong cảm biến.
Các loại cảm biến áp suất âm:
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại cảm biến áp suất nhưng gom chung lại, ta có thể chia cảm biến áp suất thành 2 loại chính: loại có hiển thị và loại không có hiển thị.
Trước khi tìm hiểu về 2 loại cảm biến này, ta sẽ xem sơ qua về ứng dụng của cảm biến áp suất âm như sau:
Ứng dụng của cảm biến áp suất chân không:
Tác dụng chính của cảm biến áp suất âm là đo áp suất chân không, tức là áp suất hút. Vậy thì cảm biến áp suất chân không được dùng ở đâu?
Đầu tiên là trong khác dây chuyền sản xuất thực phẩm đông lạnh. Khi bạn đi siêu thị, bạn thường gặp các loại thực phẩm được hút chân không để bảo quản. Để hút chân không đến 1 giá trị cần thiết, người ta dùng đến cảm biến áp suất chân không.
Lý do là vì nếu đóng gói theo cách thông thường, sản phẩm sẽ dễ bị ẩm mốc. Cho dù bao bì dù kín như thế nào thì trong không khí vẫn có 1 lượng độ ẩm nhất định. Hút chân không là cách loại bỏ hoàn toàn không khí bên trong. Và khi hút chân không, người ta phải kiểm soát độ hút để đảm bảo lực hút đủ mạnh để hút hết không khí ra, nhưng lại không làm biến dạng sản phẩm. Lúc này, người ta phải kiểm soát bằng các loại cảm biến áp suất âm.
Cảm biến áp suất không hiển thị:
Đây là loại cảm biến có giá thành tốt nhất hiện nay. Đặc điểm dễ nhận ra nhất là cảm biến không có màn hình hiển thị giá trị đo được.
Hình dạng của loại cảm biến này ta có thể xem trong hình sau:
Vì không có màn hình hiển thị giá trị đo nên để đọc được giá trị, ta phải đưa tín hiệu về bộ hiển thị áp suất hoặc PLC để đọc và xử lý.
Tín hiệu output của loại cảm biến này thường là dạng 4-20mA hoặc 0-10V. Trong đó 4-20mA là loại được sử dụng nhiều nhất.
Một số những ưu điểm và nhược điểm của loại này như sau:
Ưu điểm:
- Kích thước nhỏ gọn, giá thành tốt.
- Dễ lắp đặt trên các đường ống máy hút, máy bơm.
Bên cạnh đó, cảm biến còn có một vài những nhược điểm như:
- Không thể tự cài đặt giá trị. Thang đo sẽ được fix cứng khi mua.
- Độ chính xác thường không cao, thông thường sai số ở mức 1%
- Không có màn hình hiển thị trực tiếp. Để đọc giá trị phải đưa về màn hình hoặc PLC.
Cảm biến áp suất có màn hình hiển thị:
Loại cảm biến này thường dùng trong các hệ thống nhà máy lớn. Bởi vị độ phức tạp trong việc lắp đặt cũng như là trong cách lựa chọn thông số.
Bởi vậy nên khi gặp loại này, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị phân phối để chọn thông số cho tốt nhất.
Nhìn sơ bộ bên ngoài thì loại cảm biến này nhìn khá giống như một cái đồng hồ áp suất điện tử. Cũng có màn hình hiển thị phía trên cảm biến và một màn hình hiển thị điện tử phía trên hoặc bên hông thiết bị.
Một vài những ưu điểm và nhược điểm của loại này như sau:
Ưu điểm:
- Độ chính xác cực cao
- Có thể tự thay đổi thang đo áp suất phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Có màn hình hiển thị trực tiếp trên cảm biến.
Ngoài ra đối với loại này, ta cần phải quan tâm đặc biệt đến ren kết nối cũng như cách lắp đặt của cảm biến.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về các loại cảm biến áp suất khác tại địa chỉ:
Trên đây là những chia sẻ về dòng cảm biến áp suất âm của mình. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, hãy liên hệ với mình theo thông tin bên dưới.