Cách chọn đồng hồ áp suất chuẩn nhất?
Đó là thông tin mà mình muốn chia sẻ trong bài viết này. Có thể nói là đồng hồ áp suất là một thiết bị công nghiệp cực kỳ phổ biến trong nhà máy và cả trong cuộc sống của chúng ta.
Trong đời sống hàng ngày, đó có thể là:

  • Đồng hồ đo áp suất hơi trong các máy bơm hơi xe máy.
  • Đồng hồ áp suất gas dùng trong các bình gas công nghiệp.
  • Hoặc là trong đồng hồ áp suất trong thiết bị đo huyết áp mà bác sĩ thường dùng.
Cách chọn đồng hồ áp suất
Ứng dụng của đồng hồ áp suất trong đời sống hàng ngày
Còn trong công nghiệp, ứng dụng của nó là gì?

  • Đó có thể là đồng hồ áp suất trên đường ống dẫn khí, ống dẫn nước.
  • Đồng hồ đo áp suất trong các máy nén thủy lực.
  • Hoặc là đồng hồ áp suất trong máy hút chân không.

Và đó là một số ứng dụng cơ bản của đồng hồ áp suất. Tuy nhiên, đối với thiết bị này, khi chọn mua, ta nên tham khảo thêm một số lưu ý khi chọn mua.
Thứ nhất là để đồng hồ đạt được độ chính xác mong muốn.
Thứ hai là giúp đảm bảo độ bền cho đồng hồ.
…….mà vẫn đảm bảo chi phí đầu tư xứng đáng.
Vậy thì còn chờ gì nữa, cùng mình tìm hiểu thôi nào!

Cách chọn đồng hồ áp suất:

Dĩ nhiên là đối với từng loại đồng hồ áp suất, ta sẽ có cách lựa chọn riêng. Tuy nhiên, sẽ có một vài thông số mà các loại đồng hồ đều có chung. Tìm hiểu cùng mình sau đây:

Thông số lựa chọn chung:

Dải do đồng hồ áp suất – Thang đo đồng hồ áp suất:

Đối với đồng hồ áp suất thì việc lựa chọn chính xác dải đo là quan trọng nhất.
À mà dải đo đồng hồ áp suất là gì vậy?
Nói 1 cách đơn giản, dải đo của đồng hồ áp suất là giá trị áp suất lớn nhất mà đồng hồ có thể đo được. Và giá trị này cũng được ghi rõ trên mặt đồng hồ.
Ví dụ: bạn thường nghe đồng hồ áp suất 0-10bar. Thì “0-10bar” chính là dải đo của đồng hồ áp suất. Hay còn được gọi là thang đo của đồng hồ áp suất.
Cách lựa chọn tốt nhất là ta nên lựa chọn đồng hồ áp suất có dải đo cao hơn 10-20% giá trị áp suất cần đo.
Ví dụ nha, bạn cần đo áp suất trong đường ống nước có giá trị tối đa là 8bar. Thì bạn nên chọn đồng hồ áp suất có dải đo là 0-10bar. Tránh chọn các dải đo cao quá vì sẽ làm tăng sai số.
Ngoài ra, ta cũng không nên chọn đồng hồ có dải đo đúng chính xác với giá trị áp suất cần đo.
Vì sao vậy?
Thông thường thì đo đúng giá trị sẽ chính xác hơn chứ?
Đúng là đo đúng giá trị thì sẽ chính xác hơn. Nhưng do phần cấu tạo chính của đồng hồ áp suất là 1 ống bourdon. Ống này sẽ giãn ra khi có áp suất đi vào. Khi không đo nữa, ống bourdon sẽ co lại.
Nếu ta sử dụng 1 thời gian dài và áp suất của chúng ta vẫn giữ nguyên ở mức như vậy. Lâu dần ống bourdon sẽ giãn ra luôn và sẽ không còn chính xác nữa.

Vật liệu đồng hồ áp suất:

Trên thị trường hiện nay có 2 loại vật liệu cấu tạo của đồng hồ áp suất chính: đồng hồ áp suất vỏ inox chân inox và đồng hồ áp suất vỏ inox chân đồng.

  • Đồng hồ áp suất vỏ inox chân inox: ưu điểm của loại này là độ bền cao. Thích hợp đo trong các môi trường nước, hóa chất ăn mòn vì chân làm bằng inox.
  • Đồng hồ áp suất vỏ inox chân đồng: ưu điểm lớn nhất của loại này là giá rẻ. Tuy nhiên, loại này ta chỉ dùng được trong các ứng dụng thông thường. Tránh dùng cho môi trường nước vì phần chân đồng có thể bị oxy hóa và làm giảm chất lượng nước.

Nhiệt độ môi trường hoạt động:

Các loại đồng hồ áp suất trên thị trường đều có nhiệt độ hoạt động vào khoảng 70-80 độ C. Vì thế, nếu ta đo áp suất trong môi trường có nhiệt độ cao, ta phải dùng thêm thiết bị giảm nhiệt.  Ta có thể dùng ống siphon hoặc tháp giải nhiệt (cooling tower) để giảm nhiệt.
Và phần nhiệt độ mà đồng hồ có thể chịu được ở phần chân kết nối là max 200 độ C.
Khoảng chênh lệch này là rất lớn.
Vì thế khi chọn mua đồng hồ, ta phải biết được chính xác phần nhiệt độ. Nhiệt độ là nhiệt độ môi trường đo hay là nhiệt độ ở phần chân kết nối. Bởi vì thông thường ta chỉ cần nhiệt độ cao ở phần chân ren.

Đơn vị đo của đồng hồ áp suất:

Thông thường thì đơn vị đo dùng trong đồng hồ áp suất là bar. Tuy nhiên, còn có một số đơn vị khác như Pa, KPa, MPa, mbar, Norr….
Và gom chung lại thì ta có thể chia thành 2 đơn vị chính:

  • Các nước Châu Á sẽ thường dùng đơn vị là Pa, Kpa, MPa…
  • Còn các nước Châu Âu thì thường dùng bar, mbar, ….
  • Riêng Mỹ thì thường dùng đơn vị Psi, Ksi.

Các đơn vị này thực chất chỉ là về cách hiển thị. Còn bình thường, ta có thể chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị. Hoặc khi đặt hàng, ta có thể đặt đơn vị thích hợp.
Trên đây là những thông số chung mà ta cần lưu ý khi chọn mua. Ngoài ra, đối với một số loại đồng hồ áp suất chuyên dụng, ta cần phải lựa chọn theo thông số:

Đồng hồ áp suất nước – đồng hồ áp suất khí:

Đây là loại đồng hồ áp suất thường thấy nhất hiện nay. Các ứng dụng của loại đồng hồ này cũng khá đa dạng, từ đo áp suất đường ống dẫn nước, đường ống dẫn khí. Đến các hệ thống máy bơm dùng cung cấp nước cho các tòa nhà.
Khi lựa chọn đồng hồ áp suất này, ta nên lưu ý đặc biệt đến yếu tố là đồng hồ áp suất có dầu hay là đồng hồ áp suất không dầu.
Dầu ở đây là gì? Và vì sao lại dùng đồng hồ áp suất có dầu?
Nói đơn giản thì dầu chính là phần dung dịch lỏng phía trong mặt đồng hồ. Tác dụng chính của dầu là để giảm rung cho đồng hồ áp suất.
Bởi vì khi lắp đặt trên các đường ống thì khi lưu chất đi qua, đồng hồ sẽ bị rung. Nếu ta không dùng loại đồng hồ áp suất có đầu thì sẽ làm rớt kim hoặc gãy kim đồng hồ.

Đồng hồ áp suất dùng trong thực phẩm, dược phẩm:

Không phải đồng hồ áp suất nào cũng dùng được trong lĩnh vực dược phẩm hoặc mỹ phẩm.
Chắc chắn là vậy!
Bởi vì trong môi trường này, có những đòi hỏi là bắt buộc khi sử dụng đồng hồ áp suất.
Và loại kết nối màng chính là yêu cầu chính nhất.
Với ưu điểm là dễ tháo lắp, dễ lắp đặt nên rất thuận tiện khi vệ sinh. Đồng hồ áp suất dạng màng được xem như là 1 tiêu chuẩn bắt buộc khi đo áp suất trong môi trường này.
Lắp đặt loại đồng hồ này là rất dễ, tuy nhiên phần lựa chọn thông số là rất …phức tạp. Bởi vì khi ta chọn sai, khi mua về, ta sẽ không lắp đặt vào được.
Thông tin thêm về sản phẩm này có thể xem tại địa chỉ:

Đồng hồ áp suất màng

Đồng hồ áp suất chân không:

Đây là loại đồng hồ có dải đo áp suất khá lạ, là đồng hồ áp suất dải đo âm. Thông thường thì loại đồng hồ này sẽ có dải đo là -1 đến 0 bar.
Loại đồng hồ này thường dùng trong các máy hút chân không hoặc trong các quạt hút.
Vì là dải đo âm, nên khi chọn loại đồng hồ áp suất này; ta phải chắc chắn được dải đo là -1 đến 0 bar ( âm 1 đến 0 bar). Nếu ta chọn sai thì chắc chắn không dùng được.

Giá của đồng hồ áp suất ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Có nhiều yếu tốảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm đồng hồ áp suất. Cùng loại đồng hồ như nhau nhưng giá cũng sẽ khác nhau. Cùng mình tìm hiểu những yếu tố này sau đây nha:

Thương hiệu sản xuất đồng hồ:

Có rất nhiều thương hiệu chuyên sản xuất đồng hồ. Từ các thương hiệu lớn như đồng hồ áp suất WIKA của Đức, đồng hồ áp suất SUKU của Đức, đồng hồ áp suất Georgin của Pháp, đồng hồ áp suất Stiko của Hà Lan,… Đến các thương hiệu đến từ Châu Á như WISE của Hàn Quốc, ….
Dĩ nhiên là về chất lượng thì mình khuyên các bạn nên dùng các sản phẩm từ Châu Âu hoặc G7. Còn các thương hiệu đến từ Châu Á có ưu điểm là giá thành rẻ hơn nhưng về chất lượng thì sẽ khác xa.

Đồng hồ áp suất chân đồng hay chân Inox?

Cũng giống như thông số khi lựa chọn, phần vật liệu chân ren sẽ quyết định khá nhiều đến giá của đồng hồ áp suất. Và loại đồng hồ áp suất có phần chân ren bằng inox sẽ có độ bền cao hơn nhiều so với loại bằng đồng.

Đường kính mặt đồng hồ:

Thông thường đồng hồ áp suất sẽ có các loại đường kính mặt: 63mm, 100mm, 150mm, 250mm. Trong đó, loại đồng hồ đường kính mặt 63 là có giá thấp nhất. Và giá sẽ tăng dần theo kích thước mặt đồng hồ.
Thì tùy theo vị trí lắp đặt mà ta sẽ chọn đường kính mặt đồng hồ tương ứng. Nếu ta lắp đồng hồ áp suất ở ngang tầm mắt thì nên chọn đường kính mặt 63mm hoặc 100mm. Còn nếu ta lắp ở xa hoặc lắp trên cao thì nên chọn loại đường kính mặt từ 100mm trở lên.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của mình về cách lựa chọn đồng hồ áp suất chuẩn nhất hiện nay. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về các loại đồng hồ áp suất tại địa chỉ:

Các loại đồng hồ áp suất

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về đồng hồ áp suất. Nếu bạn có gì thắc mắc, có thể liên hệ với mình theo thông tin sau:
Nguyễn Vũ Minh Triết
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn
Web: http://donghodoapsuat.vn hoặc http://cambiendo.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN