Để giám sát nhiệt độ trong các lò hơi, lò sấy,… người ta thường dùng đến đồng hồ đo nhiệt độ. Bên cạnh loại đồng hồ nhiệt độ dạng cơ truyền thống thì ngày nay, người ta quan tâm nhiều đến loại đồng hồ đo nhiệt độ điện tử. Ưu điểm của loại này là độ chính xác và độ ổn định rất cao.
Đối với những ứng dụng của các máy gia nhiệt như lò hơi, lò sấy, lò ấp trứng… thì việc quản lý và xử lý tín hiệu nhiệt độ càng phải chính xác hơn rất nhiều. Chính vì thế nên trong các ứng dụng này, đồng hồ nhiệt độ điện tử được dùng nhiều hơn so với đồng hồ cơ.
Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu về các loại đồng hồ đo nhiệt độ cũng như là công dụng của nó.
Nội dung bài viết:
Đồng hồ đo nhiệt độ điện tử dùng để làm gì?
Ngoài việc dùng để đọc giá trị nhiệt độ tại một vị trí nhất định thì đồng hồ nhiệt độ dạng hiển thị bằng số còn được dùng bởi những ứng dụng sau:
Đồng hồ điều khiển nhiệt độ:
Trong các ứng dụng điều khiển nhiệt độ, ví dụ như trong lò ấp trứng chẳng hạn. Việc giám sát chính xác nhiệt độ sẽ giúp đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao hơn.
Ngày xưa, người ta thường dùng loại đồng hồ nhiệt dạng cơ nhỏ nhỏ; gắn trự c tiếp vào lò ấp để đo và tự điều chỉnh bằng tay.
Còn hiện nay, khi ngành tự động hóa ngày càng phát triển, việc điều khiển nhiệt độ được thực hiện hoàn toàn tự động. Người ta sẽ dùng 1 cái cảm biến nhiệt độ pt100 và 1 bộ điều khiển nhiệt độ có tín hiệu ra dạng rơ le là xong.
Sau đó, việc điều khiển sẽ hoạt động dựa trên mức nhiệt độ mà ta đã cài đặt.
Ví dụ như khi ta cài đặt ở mức 30 độ C. Nếu nhiệt độ vượt qua ngưỡng này sẽ báo động bằng đèn hoặc còi.
Đồng hồ đo nhiệt độ nước:
Trên các đường ống dẫn nước, người ta thường giám sát nhiệt độ trên đó. Mục đích là để tránh tình trạng nước trong ống quá nóng dẫn đến việc hư hỏng ống.
Đồng hồ đo nhiệt độ phòng:
Ta thường thấy loại đồng hồ này nhất là trên các bàn làm việc. Kích thước loại đồng hồ này khá nhỏ, chuyên dùng để đo nhiệt độ trong phòng.
Đồng hồ đo nhiệt độ lò hơi:
Lò hơi là một môi trường luôn hoạt động với nhiệt độ cao và duy trì mức nhiệt độ cao này liên tục. Vì thế khi đo nhiệt độ đối với môi trường này; ta cần phải lưu ý đặc biệt đến nhiệt độ.
Đối với những ứng dụng này, người ta thường dùng loại cảm biến nhiệt độ can nhiệt (hay còn được gọi là cặp nhiệt điện) để đo nhiệt độ và kết hợp với bộ điều khiển nhiệt độ.
Lý do dùng cặp nhiệt điện bởi vì loại cảm biến này có khả năng đo được nhiệt độ cao và liên tục. Để tìm hiểu thêm về cặp nhiệt điện, có thể tham khảo tại địa chỉ:
Có bao nhiêu loại đồng hồ nhiệt độ?
Có nhiều mục đích sử dụng; tuy nhiên để gom lại thì ta sẽ có 3 loại đồng hồ cụ thể như sau:
Đồng hồ nhiệt độ cơ:
Đây gần như là loại đồng hồ dạng truyền thống, chuyên dùng cho những ứng dụng không đòi hỏi độ chính xác cao và giá thành tương đối chấp nhận được.
Cấu tạo của đồng hồ bao gồm 1 que dò nhiệt gắn liền với 1 mặt đồng hồ. Giá trị của nhiệt độ sẽ được hiển thị trực tiếp trên đồng hồ.
Đồng hồ đo nhiệt độ hiển thị số:
Loại đồng hồ này được dùng ngày càng nhiều trong công nghiệp vì độ chính xác cao; khả năng giám sát và xử lý tín hiệu nhiệt độ đa dạng.
Nếu dòng đồng hồ dạng cơ, ta chỉ có thể đo và theo dõi nhiệt độ thì đối với loại hiển thị điện tử, ta còn có thể điều khiển tín hiệu nhiệt độ, ngắt điện khi nhiệt độ vượt mức cho phép hoặc báo động bằng đèn/còi khi nhiệt độ tăng cao.
Đồng hồ nhiệt độ độ ẩm:
Đây là dòng sản phẩm tích hợp 2 khả năng đo nhiệt độ và độ ẩm. Ví dụ như loại đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm với model T3113 của hãng Comet sau đây:
Theo hình trên, ta có thể thấy tín hiệu nhiệt độ và độ ẩm được hiển thị thành 2 dòng trên màn hình điện tử. Tín hiệu ngõ ra của nó là dạng 4-20mA hoặc ModBUS để điều khiển.
Các hãng chuyên sản xuất đồng hồ nhiệt độ:
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các hãng chuyên sản xuất các loại đồng hồ nhiệt độ này. Từ dạng cơ đến dạng điện tử, ta có các hãng sau:
Đồng hồ nhiệt độ Hanyoung:
Hanyoung là một thương hiệu của Hàn Quốc chuyên sản xuất các loại màn hình hiển thị; bộ điều khiển nhiệt độ, bộ điều khiển áp suất,…
Với ưu điểm là giá thành tương đối ở mức chấp nhận được nên được dùng khá nhiều trong các nhà máy.
Đồng hồ nhiệt độ Omron:
Omron là một thương hiệu từ Nhật Bản, nước Châu Á duy nhất thuộc nhóm G7 nên về chất lượng; nó ngang với các thương hiệu lớn trên thế giới.
Đồng hồ nhiệt độ Autonics:
Các loại đồng hồ hiển thị, bộ điều khiển của hãng Autonics của Mỹ được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì độ bền và chất lượng.
Và hiện nay, tại Việt Nam, thương hiệu Autonics cũng đang được sử dụng khá nhiều trong các nhà máy lớn.
Đồng hồ nhiệt độ Wise:
Cũng giống như thương hiệu Hanyoung, Wise là một thương hiệu lớn của Hàn Quốc chuyên sản xuất các loại đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ.
Tuy nhiên, ở hãng Wise, họ chỉ sản xuất loại đồng hồ nhiệt độ cơ.
Đồng hồ nhiệt độ Seneca:
Thương hiệu Seneca của Italy chuyên sản xuất các bộ chuyển đổi tín hiệu; bộ hiển thị nhiệt độ, bộ hiển thị áp suất với chất lượng thuộc hàng G7.
Độ chính xác của loại đồng hồ này đạt mức gần như tuyệt đối; sai số là 0,1% giúp giám sát và xử lý tín hiệu nhiệt độ ổn định hơn rất nhiều.
Đồng hồ nhiệt độ Pixsys:
Cũng là một thương hiệu của Italy; nhưng được ưu thế là giá thành thấp hơn nhiều so với hãng Seneca; hãng Pixsys được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam.
Ưu điểm của sản phẩm này là độ hiển thị rõ nét; kích thước nhỏ gọn nên thích hợp gắn trên tủ điện và quan sát từ xa.
Đồng hồ nhiệt độ Georgin:
Hãng Georgin là một thương hiệu lâu đời của Pháp chuyên sản xuất các loại cảm biến áp suất; đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ dạng cơ.
Đồng hồ nhiệt độ Stiko:
Cũng giống như thương hiệu Georgin, hãng Stiko cũng là một thương hiệu lớn của Hà Lan chuyên sản xuất các loại thiết bị giám sát nhiệt độ, áp suất.
Ví dụ như đồng hồ áp suất Stiko, đồng hồ nhiệt độ dạng cơ Stiko…..
Trên đây là những chia sẻ của mình về các loại đồng hồ nhiệt độ dạng hiển thị điện tử. Những ứng dụng yêu cầu giám sát nhiệt độ hiện nay gần như đã được chuyển sang dùng đồng hồ đo nhiệt độ điện tử vì độ tiện lợi cũng như độ chính xác.