Có rất nhiều những ứng dụng của cảm biến tiệm cận trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp mà có thể là bạn không nhận ra. Bởi lẽ cảm biến tiệm cận luôn được lắp đặt bên trong thiết bị chứ không nằm phía bên ngoài. Vậy thì cảm biến tiệm cận là gì? Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận? Có bao nhiêu loại cảm biến tiệm cận?
Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết sao. Đây là những kinh nghiệm thực tế mà mình đã có được sau nhiều năm làm việc cùng với thiết bị cảm biến này.
Nào, mình cùng bắt đầu thôi!
Sẽ hơi khác với thông thường một xíu. Mình muốn giới thiệu với mọi người về ứng dụng của cảm biến tiệm cận trước. Để mọi người có thể hình dung xem nó là cái gì trước cả.
Nội dung bài viết:
Ứng dụng của cảm biến tiệm cận:
Có rất nhiều những ứng dụng của cảm biến tiệm cận trong đời sống cũng như trong nhà máy. Một vài ứng dụng của nó có thể là:
- Tính lon bia được sản xuất trong ngày.
- Giám sát hoạt động khuôn dập.
- Phát hiện vật có kích thước nhỏ và vật kim loại rơi.
- Phát hiện là nước trái cây hoặc sữa ở bên trong hộp.
- Kiểm tra xem gãy mũi khoan hoặc lỗ khoan có đúng không.
- Phát hiện mực chất lỏng ở trong những bồn có bọt.
Cảm biến dùng trong smartphone:
Đây là ứng dụng mà mình nói ra bạn sẽ rất bất ngờ vì bạn đã dùng đến không biết bao nhiêu lần nhưng không nhận ra sự có mặt của cảm biến tiệm cận.
Ví dụ như trên smartphone của bạn, khi bạn có 1 cuộc gọi điện thoại đến, bạn chọn trả lời điện thoại và áp điện thoại vào tai. Và sau đó là màn hình bỗng nhiên tắt đi. Đó chính là do tác dụng của cảm biến tiệm cận.
Việc tắt màn hình này có tác dụng rất lớn, thứ nhất là để giúp điện thoại tiết kiệm pin vì trong suốt thời gian đàm thoại, màn hình điện thoại sẽ không hoạt động.
Thứ 2 là để tránh tình trạng trong khi bạn trả lời điện thoại, bạn có thể vô tình chạm vào nút tắt và kết thúc cuộc gọi.
Còn về cuối cùng, là để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Nếu không tắt màn hình, bạn đàm thoại 1 thời gian dài, mặt của bạn sẽ bị nóng lên do tiếp xúc với màn hình điện thoại.
Cảm biến dùng trong kiểm soát số lượng thành phẩm:
Đây là một ứng dụng dùng nhiều trong các nhà máy sản xuất lon nước ngọt, lon bia. Mình lấy ví dụ trong 1 dây chuyền sản xuất nước ngọt của các hãng Coca-Cola hoặc Pepsi, cảm biến tiệm cận sẽ được gắn ở phần cuối cùng của dây chuyền.
Khi các lon nước đến giai đoạn kiểm tra cuối cùng thì cảm biến sẽ test lại xem các lon nước đã đúng chuẩn hay chưa. Nếu ok thì sẽ qua giai đoạn tiếp theo, còn nếu bị lỗi thì sẽ bị thải loại ra.
Còn có 1 vài trường hợp, cảm biến sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra xem có lon nào trên dây chuyền không. Hoặc kiểm tra xem số lượng lon trong 1 ngày sản xuất được là bao nhiêu.
Cảm biến tiệm cận dùng trong đo mức chất lỏng:
Đây là loại cảm biến chuyên dùng để đo mức, giám sát mức chất lỏng như nước, rượu, bia, xăng, dầu…. Thông thường thì người ta sẽ dùng cảm biến tiệm cận dạng điện dung để đo mức chất lỏng.
Ta có thể hình dung đơn giản ứng dụng của cảm biến tiệm cận trong trường hợp này như sau:
Có 1 bồn chứa chất lỏng, người ta cần giám sát số lượng lít trong đó là bao nhiêu để dễ quản lý. Số lượng lít có thể hiển thị tại chỗ hoặc đưa về tủ điện để giám sát.
Khi bồn bị tràn thì sẽ có tín hiệu báo động hoặc xuất ra tín hiệu relay để điều khiển ngắt bơm, không cho bơm vào bồn nữa.
Ngoài ra thì người ta cũng có thể sử dụng cảm biến siêu âm để đo mức chất lỏng trong bồn chứa. Đối với siêu âm thì khoảng cách sẽ xa hơn so với cảm biến tiệm cận. Bạn có thể tham khảo thêm về cảm biến siêu âm đo mức chất lỏng tại địa chỉ:
Vậy thì:
Cảm biến tiệm cận là gì?
Nói một cách đơn giản nhất, cảm biến tiệm cận hay còn gọi là công tắc tiệm cận là 1 loại cảm biến có thể phát ra từ trường xung quanh nó. Khi có vật thể nào tiếp xúc với từ trường này thì cảm biến sẽ phản ứng lại bằng cách khởi động 1 chức năng nào đó do ta cài đặt trước.
Trong ví dụ về cảm biến tiệm cận trên smartphone. Khi cảm biến phát hiện có mặt người tiếp xúc gần đến cảm biến thì nó sẽ điều khiển chip trong điện thoại tắt màn hình đi.
Nguyên lý cảm biến tiệm cận:
Cảm biến tiệm cận hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ trường. Theo đó, khi ta cấp nguồn cho cảm biến, nó sẽ phát ra 1 từ trường xung quanh. Khoảng cách của từ trường này tối đa là 30mm.
Khi 1 vật nào đó tiếp xúc với từ trường thì nó sẽ báo lại cho bộ phận cảm ứng và truyền tín hiệu này về vi xử lý để điều khiển các tác vụ khác.
Phân loại cảm biến tiệm cận:
Có khá nhiều các loại cảm biến tiệm cận trên thị trường. Tuy nhiên ta có thể gom lại thành 2 loại chính:
Cảm biến tiệm cận điện từ (cảm biến từ):
Đây là loại cảm biên chuyên dùng cho các vật thể là dạng kim loại. Bởi vì cảm biến sẽ tạo ra 1 từ trường xung quanh nó. Mà từ trường thì chỉ bị tác động bởi kim loại.
Trong loại cảm biến này còn có 2 loại nhỏ là loại có bảo vệ (shieded) và loại không có bảo vệ (un-sheilded).
Loại có bảo vệ thì sẽ có thêm 1 lớp bảo vệ bên ngoài để chống nhiễu; nhưng bù lại thì khoảng cách cảm ứng sẽ không được xa.
Còn loại không có vỏ bảo vệ thì có thể cảm ứng được xa nhưng sẽ dễ bị nhiễu nếu đặt gần nhiều kim loại.
Cảm biến tiệm cận điện dung:
Là loại cảm biến dùng để phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Sau đó nó sẽ so sánh điện dung giữa vật cảm biến và sensor điện dung. Khi có sự thay đổi điện dung giữa 2 thiết bị; nó sẽ báo về bộ xử lý để thao tác tiếp.
Chính vì vậy mà loại cảm biến điện dung này có thể phát hiện được hầu hết các loại vật chất; từ cảm biến điện dung đo mức nước; cảm biến điện dung đo mức xăng dầu đến cảm biến điện dung đo mức nước lò hơi,….
Rất nhiều ứng dụng của loại cảm biến này, bạn có thể tham khảo thêm tại địa chỉ:
Lưu ý khi chọn cảm biến:
Nhiều công dụng là vậy, nhưng khi ta chọn mua cảm biến tiệm cận; ta cần phải lưu ý những điều sau:
Đầu tiên, ta phải xác định rõ là ta cần sử dụng để đo cho cái gì.
Tốc độ xử lý của cảm biến nhanh hay chậm, khu vực đo có cần chính xác cao không?
Kiểm tra môi trường xung quanh có nhiều loại từ trường hoặc kim loại không vì sẽ làm sai số cho cảm biến.
Tại khu vực cần đo có bị rung hay không?
Khoảng cách giữa vật cần đo tới sensor tiệm cận xa không?
Các hãng sản xuất cảm biến tiệm cận:
Cảm biến tiệm cận Omron:
Là một thương hiệu lớn của Nhật Bản, các loại cảm biến tiệm cận của hãng Omron đều có chất lượng và độ bền cao.
Cảm biến tiệm cận autonics:
Là loại cảm biến tiệm cận Autonics của Hàn Quốc có khoảng cách phát hiện dài. Ngoài ra còn có nhiều cải thiện khả năng chống nhiễu với IC chuyên biệt.
Ưu điểm của cảm biến tiệm cận Autonics là có tích hợp mạch bảo vệ đột biến điện, mạch bảo vệ nối ngược cực tính nguồn và mạch bảo vệ quá dòng.
Vì thế mà các loại cảm biến tiệm cận của hãng Autonics thường có tuổi thọ cao hoặc độ tin cậy cao.
Trên đây là những chia sẻ của mình về cảm biến tiệm cận là gì? Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.
Xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN