Bạn đang khó khăn trong việc đấu dây cũng như cài đặt bộ hiển thị áp suất Seneca hay còn gọi là đồng hồ hiển thị áp suất dạng điện tử? Đừng lo, trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách đấu dây bộ hiển thị áp suất? Cũng như tìm hiểu các khái niệm Áp suất là gì? Cách đổi các đơn vị áp suất? Cách lựa chọn cảm biến áp suất tốt nhất với một mức giá rẻ nhất.

bộ hiển thị áp suất G7
Cảm biến áp suất SR1 và bộ hiển thị áp suất Seneca S315
Nào, cùng mình tìm hiểu thôi!
Đầu tiên, hãy cùng mình tìm hiểu sơ qua về một số định nghĩa nhỏ sau:

Áp suất là gì?

Có thể định nghĩa đơn giản áp suất chính là giá trị của áp lực. Ví dụ như khi ta thổi 1 ngọn nến chẳng hạn thì khi ta thổi là đã tạo ra 1 áp lực tác động vào cây nến.
Trong nhà máy, áp suất được giám sát là trong các hệ thống đường ống dẫn nước, đường ống dẫn khí hoặc trong các máy ép, máy nén thủy lực.
Và còn nhiều vị trí khác nữa.

Đơn vị đo áp suất là gì?

Trên thực tế thì có rất nhiều các đơn vị áp suất. Từ các đơn vị ta thường gặp nhất như bar, psi, MPa, KPa, kg/cm2, mbar….
Đến các đơn vị áp suất nghe lạ lạ như torr, kpi, atm, at….

các đơn vị đo áp suất
Các đơn vị đo áp suất
Có quá nhiều đơn vị đúng không? Tuy nhiên bạn có biết vì sao lại có nhiều đơn vị đo áp suất vậy không?
Lý do thật ra rất đơn giản: mỗi khu vực trên thế giới thì sẽ sử dụng những đơn vị áp suất khác nhau:

  • Nước Mỹ thường dùng đơn vị là psi, ksi.
  • Còn Châu Âu hoặc G7 thường dùng đơn vị là bar, mbar
  • Và các quốc gia Châu Á, thường dùng các đơn vị là MPa, KPa, kg/cm2.

Cách đổi đơn vị áp suất:

Ví dụ như bạn cần 1 đồng hồ áp suất nước 0-1 MPa hoặc 1 cảm biến áp suất 0-1 MPa.
Bạn tìm trên thị trường thì không có dải đo này trong khi với đơn vị là bar, ta có loại đồng hồ áp suất 0-10bar.
Vậy thì có dùng được không?
Thật ra thì hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị. Ví dụ như 0-10bar sẽ tương ứng với 0-1 MPa
Vì thế trên nguyên tắc là hoàn toàn có thể thay thế được.
Ngoài ra thì ta có thể chuyển đổi giữa các đơn vị áp suất bằng các bảng đổi đơn vị áp suất sau:

đổi đơn vị áp suất
Bảng quy đổi các đơn vị áp suất
Dựa vào bảng trên, ta có thể hoàn toàn chuyển đổi giữa các đơn vị áp suất hiện nay.

Bộ hiển thị áp suất Seneca-Italy:

Rồi, đã xong phần tìm hiểu sơ sơ về định nghĩa áp suất và các đơn vị áp suất. Giờ hãy đi vào phần chính của bài viết này thôi nào.
Bộ hiển thị áp suất hay còn được gọi là đồng hồ hiển thị áp suất là một thiết bị giúp ta đọc giá trị áp suất tại chỗ.
Thông thường để đọc giá trị áp suất, ta sẽ có các cách sau:

  • Sử dụng đồng hồ áp suất để đo áp suất tại chỗ. Giá trị áp suất được hiển thị trực tiếp trên mặt đồng hồ.
  • Hoặc là sử dụng cảm biến áp suất, tín hiệu sau đó đưa về PLC. Trên PLC, ta cần phải lập trình để đọc được giá trị áp suất.
  • Và còn 1 cách đơn giản hơn là ta sẽ sử dụng 1 cảm biến áp suất kết hợp cùng 1 bộ hiển thị áp suất. Áp suất sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình tại chỗ, không cần tốn thời gian lập trình gì hết.

Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu sơ qua về một số bộ hiển thị áp suất của hãng Seneca đến từ Italy.

Bộ hiển thị áp suất [Seneca S311A-4-H]:

Đây là bộ hiển thị áp suất thuộc dạng cơ bản nhất của hãng Seneca. Ngoài áp suất thì bộ hiển thị này còn có thể hiển thị được giá trị nhiệt độ. Vì thế nó còn được dùng như một bộ hiển thị nhiệt độ hay đồng hồ nhiệt độ.
Với khả năng nhận được tín hiệu input đa dạng: cảm biến nhiệt độ Pt100, thermocouple, mA, V nên rất đa năng trong việc đọc tín hiệu.

Bộ hiển thị áp suất S311A
Bộ hiển thị áp suất S311A 4 số, 6 số, 8 số, 11 số
Ngoài ra thì độ chính xác cũng là một ưu điểm của thiết bị này. Bộ hiển thị áp suất S311A-4-H có sai số chỉ ở mức 0,1% nên đảm bảo độ chính xác.
Mặt hiển thị là dạng LED 7 đoạn với 4 số hiển thị màu vàng trên nền đen, giúp dễ quan sát giá trị, kể cả trong điều kiện thiếu sáng. Ngoài ra còn có bộ hiển thị áp suất S311A-6-H hoặc S311A-8-H và S311A-11-H giúp đọc giá trị áp suất…nhuyễn hơn.

Bộ điều khiển áp suất [Seneca S311A-4-H-O]:

Tương tự như bộ hiển thị áp suất S311A-4-H, bộ S311A-4-H-O có thêm khả năng output tín hiệu dạng relay nên thích hợp trong việc giám sát 2 mức tín hiệu.
Ta có thể cài đặt 2 mức trên/mức dưới để đảm bảo áp suất luôn nằm ở mức cố định.
Ví dụ như bạn muốn đảm bảo áp suất trong đường ống luôn ổn định ở mức 5bar thì ta sẽ dùng 1 cảm biến áp suất + bộ điều khiển áp suất S311A-4-H-O. Sau đó ta sẽ cài đặt bộ điều khiển trường hợp nếu áp suất dưới 5bar thì sẽ tăng áp còn nếu trên 5bar thì sẽ giảm áp.
Ngoài ra thì bộ điều khiển áp suất S311A-4-H-O còn có cổng truyền thông ModBUS RTU RS485 nên ta sẽ dễ dàng trong việc giám sát tín hiệu bằng chuẩn truyền thông ModBUS.
Để tìm hiểu thêm về chuẩn truyền thông ModBUS, có thể tham khảo thêm tại địa chỉ:

ModBUS RTU là gì?

Bộ điều khiển áp suất 4 relay [Seneca S312A-4-H-O]:

Về cơ bản thì bộ điều khiển áp suất S312A-4-H-O không hề khác gì so với bộ S311A-4-H-O. Chỉ có khác nhau là bộ S312A-4-H-O có tín hiệu output là 4 relay.

Bộ hiển thị áp suất 4 relay
Bộ hiển thị áp suất 4 relay S312A-4-H-O
Vì thế bộ này rất thích hợp trong việc điều khiển áp suất ở 2,3,4 mức khác nhau. Hoặc cũng có thể dùng để đo mức chất lỏng 3 mức, đo mức chất lỏng 4 mức.

Bộ hiển thị áp suất giá rẻ [Seneca S315]:

Đây là dòng sản phẩm có giá rẻ nhất trong các bộ hiển thị của hãng Seneca. Ưu điểm lớn nhất của bộ này là giá thánh khá rẻ cùng với kích thước nhỏ gọn.

bộ hiển thị áp suất giá rẻ
bộ hiển thị áp suất giá rẻ Seneca S315
Tuy nhiên bộ này có hạn chế là chỉ nhận được tín hiệu đầu vào (input) dạng analog 4-20mA nên chỉ thích hợp dùng để hiển thị áp suất hoặc hiển thị giá trị của các cảm biến có output là dạng 4-20mA.

Cách cài đặt – cách đấu dây bộ hiển thị áp suất:

Để cài đặt và đấu dây bộ hiển thị áp suất chính xác nhất, đầu tiên ta cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bên trong thiết bị.
Ngoài ra, đối với dạng tín hiệu 4-20mA, ta cần phải phân biệt dạng tín hiệu 4-20mA có nguồn và tín hiệu 4-20mA không nguồn (active và passive).
Để phân biệt 2 dạng tín hiệu này, có thể tham khảo thêm tại địa chỉ:

Phân biệt tín hiệu 4-20mA active và passive

Cách đấu dây bộ hiển thị nhiệt độ:

Đa số các bộ hiển thị áp suất của hãng Seneca đều có thể nhận được đa dạng tín hiệu input ngõ vào như cảm biến nhiệt độ Pt100, thermocouple, 0-10V, 4-20mA, biến trở,…
Vì thế ngoài để hiển thị áp suất thì ta còn có thể dùng bộ này để hiển thị nhiệt độ, điều khiển nhiệt độ.
Đối với dạng tín hiệu input là dạng nhiệt độ như cảm biến nhiệt độ Pt100, thermocouple, ta xem qua sơ đồ sau:

cách đấu dây bộ hiển thị nhiệt độ
cách đấu dây bộ hiển thị với tín hiệu input dạng nhiệt độ
Cách đấu dây bộ hiển thị áp suất ta có thể xem thêm ở hình trên. Như sơ đồ trên, ta có thể thấy, đối với cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây, ta sẽ đấu 2 dây vào chân số 7 và chân số 10. Ngoài ra ta dùng thêm 1 dây để đấu vòng từ chân 7 sang chân 8 và 1 dây để đấu vòng từ chân 9 sang chân 10.
Với Cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây, ta đấu 3 dây vào chân số 7, chân số 8 và chân số 10. Trong đó chân 7 và chân 8 sẽ đấu với 2 dây cùng màu của Pt100 (thường là dây màu đỏ), chân số 10 đấu với chân khác màu (thường là màu trắng) của pt100.
Với Pt100 4 dây, ta sẽ đấu dây theo sơ đồ: 2 dây cùng màu đấu vào chân 7,8 hai dây còn lại đấu vào chân 9,10.
Còn với thermocouple (cặp nhiệt điện) thì đấu 2 chân vào chân 7,8. Xong ta lấy thêm 1 dây và đấu vòng từ chân 7 sang chân 8.

Cách đấu dây bộ hiển thị áp suất:

Còn đối với dạng tín hiệu input là dạng analog 0-10V hoặc 4-20mA, ta sẽ có sơ đồ sau:

cách đấu dây input analog
Cách đấu dây input dạng analog
Với tín hiệu intput là dạng 4-20mA, ta cần xem xét tín hiệu đang là dạng có nguồn hay không có nguồn (active hay passive). Nếu là dạng tín hiệu 4-20mA có nguồn, ta đấu dây theo kiểu đầu tiên. Còn nếu là dạng tín hiệu 4-20mA không nguồn, ta đấu dây theo sơ đồ giữa.
Còn nếu tín hiệu input là 0-10V, ta đấu dây theo sơ đồ cuối. Về tín hiệu 0-10V thì không phân biệt có nguồn hay không nguồn.

Cách cài đặt bộ hiển thị áp suất:

Để cài đặt được bộ hiển thị áp suất, ta cần phải đọc kỹ phần hướng dẫn cài đặt. Đầu tiên, ta có sơ đồ sau:

cách cài đặt bộ hiển thị áp suất
cách cài đặt bộ hiển thị áp suất
Đầu tiên cấp nguồn cho bộ hiển thị hoạt động. Lưu ý là ta cấp nguồn 24V đối với bộ hiển thị Seneca S311A-4-L. Còn đối với bộ hiển thị S311A-4-H, ta phải cấp nguồn 220V.
Sau đó; dùng 2 ngón tay nhấn cùng lúc phím OK và phím mũi tên xuống để màn hình hiện lên chữ CONF. Tiếp đó bấm mũi tên lên để chuyển sang chữ I.n.P.t.
Tại đây bấm OK ra chữ TYPE. Là nơi chọn input đầu vào. Hiện tại; ta đang chọn 4-20mA vì vậy chọn số 2 bằng cách bấm mũi tên lên 2 lần cho hiển thị số 2
Tiếp đó bấn OK ra LO-E là điểm min chọn số 4. Bấm OK ra HI-D chọn max số 20 rồi bấm OK liên tục cho ra lại input.
Bấm mũi tên lên từ chữ INPUT sẽ chuyển sang S.C.A.L.
Sau đó bấm OK ra LO-d ” Đây là phạm vi đo min áp suất tương ứng 0 bar “.
Bấm tiếp OK ra Hi-d ” Đây là điểm max của áp suất. Ví dụ max 10 bar chọn số 10.
Tiếp đó; bấm OK liên tục cho ra lại chữ S.C.A.L. Bấm mũi tên lên liên tục để ra chữ E.H.I.T sau đó bấm OK là xong.
Nếu cần điều khiển áp suất ta chọn thêm phần option A.L.1 và A.L.2

Chọn mua cảm biến áp suất tốt nhất:

Sau đây mình sẽ giúp bạn chọn mua các loại cảm biến áp suất tốt nhất với một mức giá hợp lý nhất. Khi mua hàng, lưu ý giúp mình một vài thông số sau:
Thang đo cảm biến áp suất là bao nhiêu?
Môi trường đo áp suất có ăn mòn không? Hoặc là môi trường có cần chuẩn chống cháy nổ không?
Nhiệt độ môi trường đo áp suất: với nhiệt độ trên 60 độ C; ta phải dùng thêm ống siphon để đảm bảo an toàn.
Ren kết nối của cảm biến áp suất là dạng ren thẳng (BSPM) hay ren côn (NPTM) hay kết nối mặt bích?
Phương pháp đo là ta cần đo áp suất hay đo chênh áp giữa 2 điểm?

Báo giá bộ hiển thị áp suất Seneca – Italy:

Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, hãy liên hệ với mình để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Bộ điều khiển áp suất G7
Bộ điều khiển áp suất G7: cảm biến áp suất SR1-Pháp và bộ hiển thị Seneca-Italy
Công ty Hưng Phát là đại diện độc quyền của thương hiệu Seneca tại Việt Nam. Với cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất cùng một mức giá hợp lý nhất nên Hưng Phát đang được sự tin cậy của các nhà máy lớn cũng như các Công ty thương mại từ Bắc tới Nam.
Ngoài bộ hiển thị áp suất thì bộ hiển thị Seneca S311A-4-H-O còn có thể dùng cho các loại cảm biến đo mức. Bạn có thể tham khảo thêm về các loại cảm biến đo mức tại địa chỉ:

Các loại cảm biến đo mức nước Dinel

Trên đây là những chia sẻ của mình về cách đấu dây bộ hiển thị áp suất. Cần thêm thông tin về sản phẩm, có thể liên hệ với mình qua thông tin bên dưới:

Thông tin liên hệ:

Nguyễn Vũ Minh Triết
Mobile: 0987 0983 11
Zalo: 0987 0983 11 – Triet Nguyen
Mail: triet.nguyen@huphaco.vn