Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell Z-SG của hãng Seneca chuyên dùng để chuyển đổi tín hiệu của loadcell thành dạng analog 4-20mA, 0-5V, 0-10V hoặc ModBUS RTU. Bộ này có thể chuyển đổi tín hiệu từ 4-8 loadcell loại 4 hoặc 8 dây trên 1 đầu cân thành dạng tín hiệu cần thiết. Ưu điểm của bộ này là độ chính xác cao, thời gian đáp ứng nhanh.
Để tham khảo thêm về cảm biến loadcell, có thể xem tại địa chỉ:
Vậy thì:
Vì sao phải cần dùng bộ chuyển đổi loadcell này?
Độ chính xác của bộ này ra sao?
Những ưu điểm cũng như nhược điểm của bộ này?
Hãy cùng mình tìm hiểu về dòng sản phẩm này trong bài viết sau:
Nội dung bài viết:
Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell Z-SG:
Trong lĩnh vực giải pháp cân đo công nghiệp, sự chính xác, đáng tin cậy và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc cân đo đong đếm thì thiệt hại sẽ rất lớn.
Đơn giản như 1 mẻ nguyên vật liệu 4 tấn đi, bạn đi cân mà nó chỉ cần lệch 1% thôi là đã thấy lệch biết bao nhiêu rồi đúng không? 4 tấn, sai số 1% thì tương đương tầm 40kg rồi, cho 1kg nguyên liệu tầm 100.000đ đi, 40kg là đi đời hết 4 triệu bạc, nghe oải ha?
Chính vì vậy nên việc lựa chọn bộ chuyển đổi loadcell cũng rất quan trọng, cũng ngang với việc lựa chọn loadcell chứ không giỡn được.
Hiện tại, model chuyển đổi loadcell Z-SG của hãng Seneca được xem như là model được sử dụng nhiều nhất của bên mình. Nó đang được sử dụng trong các hệ thống nhà máy lớn như: bông Bạch Tuyết, cấp nước Đồng Nai,…. nên về độ tin cậy thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Vì sao nên dùng bộ chuyển đổi loadcell:
Như ta đã biết thì tín hiệu output của các loadcell là dạng mV/V. Tín hiệu này rất nhỏ và có thể bị nhiễu khi truyền đi xa hoặc bị nhiễu khi trong nhà máy có các loại động cơ công suất lớn đang hoạt động.
Chính vì vậy nên thường người ta sẽ chuyển tín hiệu mV/V của loadcell ra thành dạng analog 4-20mA/0-10V hoặc ModBUS. Bởi vì đặc điểm của các dạng output này là khả năng truyền đi xa mà không làm giảm đi giá trị và không bị nhiễu.
Với lại 1 lý do nữa là đa số các bộ điều khiển, PLC thường không nhận được trực tiếp tín hiệu mV/V từ loadcell. Nên ta phải sử dụng tín hiệu trung gian là dạng 4-20mA hoặc 0-10V. Loại tín hiệu này thì chắc chắn PLC sẽ đọc được.
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn cấp: 10..40 Vdc, 19..28 Vac 50..60 Hz
- Cách ly chống nhiễu tại 1500 Vac
- Chuẩn bảo vệ: IP20
- Nhiệt độ môi trường làm việc: -10 …. +65 độ C
- Lắp đặt: trên DIN rail 35mm
- Tín hiệu input: có thể nhận được 4 đến 8 loadcell (trên 1 đầu cân), kết nối dây 4 hoặc 6 dây.
- Output:
+ Dạng dòng (current): 0-20mA, 4-20mA
+ Dạng áp (Voltage): 0-5V, 0-10V
- Truyền thông: 2 dây RS485 (sử dụng thêm bộ đế nguồn Z-PC)
+ Tốc độ: tối đa 115 kbps
+ Giao thức: ModBUS RTU slave
+ Thời gian giao tiếp: < 10ms (tại tốc độ 38400 baud)
+ Khoảng cách truyền xa: tối đa 1200m
+ Kết nối: có thể nối tiếp 32 thiết bị với nhau
- Độ phân giải: 24 bit
- Sai số: 0,01%
- Cách cài đặt: bằng phần mềm EASY SETUP chính hãng Seneca, bằng cách gạt switch trên thiết bị.
Ưu điểm và nhược điểm của bộ chuyển đổi loadcell:
Sau đây là một vài những ưu điểm cũng như nhược điểm của bộ này như sau:
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao, thời gian đáp ứng nhanh.
- Dễ calip, dễ đấu dây.
- Kích thước nhỏ gọn, lắp gọn trên DIN rail 35mm
Nhược điểm:
- Khi bạn cần tín hiệu đầu ra dạng ModBUS, cần thêm phụ kiện là bộ đế nguồn Z-PC.
Giá bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay có nhiều nguồn hàng khác nhau với giá thành từ thấp đến cao. Thấp nhất thì có các dòng của Trung Quốc hoặc Đài Loan. Ngoài ra thì còn có nhiều mạch tự chế cũng có thể giải quyết được vấn đề. Còn nếu bạn cần một thiết bị chuẩn cao hơn (EU/G7 chằng hạn) thì có thể tham khảo thêm về bộ chuyển đổi Z-PC của hãng Seneca.
Cần tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm, có thể liên hệ với mình theo thông tin bên dưới.